21/05/2009 09:11 GMT+7

Hóa thạch 47 triệu năm có thể là tổ tiên loài người

THANH TUẤN (Theo BBC, Guardian)
THANH TUẤN (Theo BBC, Guardian)

TT - Một hóa thạch đã 47 triệu năm tuổi mới được trưng bày và được các nhà khảo cổ đánh giá là một phát hiện mang tính đột phá. Hóa thạch có hình loài thú lạ, nhỏ cỡ mèo con và ở trong tình trạng khá tốt.

7AuORpcD.jpgPhóng to
Hóa thạch Ida được trưng bày tại New York - Ảnh: National Geographic

Các nhà khoa học có thể nhìn thấy đường nét bộ lông và thậm chí cả dấu vết bữa ăn cuối cùng của loài vật mới được đặt biệt danh là “Ida” này. TS Jens Franzen, một thành viên của nhóm nghiên cứu, đánh giá Ida “giống như kỳ quan thứ tám của thế giới” bởi sự hoàn chỉnh đặc biệt của bộ xương và coi đó là những thông tin mà bất cứ nhà cổ sinh vật học nào cũng mơ đến.

Ida được phát hiện từ những năm 1980 khi các nhà khoa học khai quật khu mỏ hóa thạch Messel ở Darmstadt (Đức). Hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York, Ida được xem có thể là “mắt xích còn khuyết” giữa các loài linh trưởng hiện đại - khỉ, dã nhân, con người - với các họ hàng xa xưa hơn của mình. Loài thú này là giống cái, sống ở kỷ Eocene - thời kỳ được coi là quan trọng đối với sự phát triển của các loài linh trưởng sơ khai.

Thoạt nhìn Ida giống loài vượn cáo, nhưng lại “có những nét rất giống chúng ta” với móng thay vì vuốt, bàn tay nắm và ngón cái tách biệt giống người và nhiều loài linh trưởng. Các nhà khoa học sau đó xác định đây không phải là loài vượn cáo mà là một giống loài mới và đã gọi tên khoa học là Darwinius masillae để ghi nhận nơi phát hiện hóa thạch và kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Darwin - cha đẻ của thuyết tiến hóa. Tuy vậy, những khác biệt về răng cho thấy đây không phải là tổ tiên trực tiếp mà giống như “họ hàng” của con người nhiều hơn.

THANH TUẤN (Theo BBC, Guardian)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên