24/10/2004 16:02 GMT+7

"Họa sĩ" Tony Bennett - một nhân cách lớn

MAI LÂM (tổng hợp) 
MAI LÂM (tổng hợp) 

TTO - Sau 12 giải Grammy, 50 triệu ghi âm được tiêu thụ, hút hồn các fan thế hệ trẻ trên MTV - như đã từng làm với bao thế hệ ngày trước; Tony Bennett, tay crooner lão làng của làng nhạc thế giới, ở vào cái tuổi 78, vẫn còn bận bịu với với hàng loạt show diễn mùa thu.

NDRkOQL9.jpgPhóng to
Tony Bennett
TTO - Sau 12 giải Grammy, 50 triệu ghi âm được tiêu thụ, hút hồn các fan thế hệ trẻ trên MTV - như đã từng làm với bao thế hệ ngày trước; Tony Bennett, tay crooner lão làng của làng nhạc thế giới, ở vào cái tuổi 78, vẫn còn bận bịu với với hàng loạt show diễn mùa thu.

Ấy vậy mà “ông cụ” Tony ấy vẫn chẳng thấy mệt mỏi. Gừng càng già càng cay, Tony Bennett vẫn tiếp tục đóng góp cho nghệ thuật trong một lĩnh vực mới: vẽ tranh!

Các bức họa theo trường phái vừa ấn tượng vừa hiện thực có giá hàng vạn USD chính là những hoài cảm mà nghiệp ca hát đã mang đến. Ông nói những tác phẩm hội họa của ông làm cho sự nghiệp ca hát thêm vững vàng.

“Khi những gánh nặng trong nghiệp ca hát xảy đến, hội họa sẽ xoa dịu. Khi vẽ, một cảm giác yên bình và thanh thoát gội sạch mọi căng thẳng và tôi lại tiếp tục ca hát mà không có một vướng bận nào có thể xen vào.”.

1UHcrBpL.jpgPhóng to
Bức Duke Ellington - Thượng đế là tình yêu
Ông chọn chất liệu màu nước cho tranh vẽ, đơn giản vì nó mau khô, thuận tiện cho những chuyến lưu diễn đó đây. Hơn thế nữa, ông nói: “Với màu nước, bạn sẽ có cảm giác không hề gò bó. Như môt nghệ sĩ nhạc jazz, tất cả cảm xúc lúc nào trỗi dậy đều có thể diễn đạt ngay. Những nét vẽ với màu nước sẽ nhanh, trông tươi mới, và luôn giàu cảm xúc”.

Vẽ tranh mang cảm xúc của một nghệ sĩ jazz, cũng như những tượng đài jazz đã là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của Tony Bennett, có thể kể ra Duke Ellington, Oscar Peterson. Thế nhưng phần lớn những cảm xúc của Tony gửi gắm vào thể loại phong cảnh, nhất là miền quê nước Ý, nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Khi vẽ tranh, Tony ký tên Benedetto để luôn nhắc nhở ông về gốc gác của mình. Các bức tranh phong cảnh về Tuscany, Florence và Venice luôn giàu cảm xúc và vẽ rất nhanh như những gì đã ăn sâu bám rễ vào tim. Tony cũng vẽ tranh về phong cảnh quê hương thứ hai, tức Hoa Kỳ.

Buổi trưng bày galery tại Washington lần đầu tiên này ghi nhận những gì trong ba năm qua Tony Bennett đã đeo đuổi. “Tôi được nhiều người ủng hộ. Một họa sĩ chỉ vẽ tranh trong phòng thì sẽ chẳng biết được mình là ai. Đây là lần đầu tiên tôi có thể nhìn thấy chính tôi đang ở đâu trên ngõ rẽ mới mẻ này. Toàn bộ tác phẩm của tôi diễn tả sự thật và cái đẹp - những thứ chẳng hề hư cũ bao giờ.”

l9i72o1E.jpgPhóng to
The art of romance - album mới nhất sẽ phát hành 6-11
Cũng như âm nhạc, những bản tình ca của Tony Bennett chẳng phai phôi theo thời gian. Ông đã thực hiện xong một seri mới những bản tình ca dự định tung ra và 9-11 sắp tới. Album dự định mang tên The art of romance mang nhiều khía cạnh mà các sáng tác trước (thường bị cho là quá lãng mạn) chưa đề cập tới: thăng trầm của tình yêu. “Nghe cũng không có gì mới lạ, thế nhưng sẽ mơn mởn như cỏ non xanh khi album được sự đóng góp của Johnny Mandel và dàn nhạc của ông.”

Đây cũng là lần đầu, Tony hát với những ca khúc do chính ông viết lời mang phong cách chuẩn của jazz. Bên cạnh đó, Tony đang dự định tung ra một CD phức, tập hợp những bài hát bất hủ của ông qua nhiều thập niên, hoàn tất vào năm sau.

Với Tony, cho dẫu là âm nhạc hay hội họa, tất cả đều nhằm mua vui cho con người. Ông nói: “Có quá nhiều bi kịch trong thế giới ngày này, những bất hạnh... Tôi chỉ muốn mang lại niềm vui để mọi người quên đi sầu muộn và nhận ra cuộc đời luôn đáng để ta trân trọng.”

Một nghệ sĩ sắp bước tới tuổi 80 mà luôn yêu đời và yêu người như thế, quả đáng để chúng ta trân trọng.

MAI LÂM (tổng hợp) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên