Phóng to |
Đại diện công ty TNHH ESUHAI (Q. Tân Bình) đến báo Tuổi Trẻ trao tiền đóng góp cho chương trình - Ảnh: Vũ Thủy |
Chị Ngô Thị Vân Anh – phó giám đốc trung tâm kể rằng ở trung tâm đã có “truyền thống” nuôi heo đất từ khá lâu. Lần gần đây nhất một con heo đất đã được mổ để đóng góp vào chương trình “Tháng ba biên giới” – xây trường cho trẻ em vùng cao. Còn con heo đất hôm nay mang tới đã được nuôi suốt hai tháng nay ở trung tâm và ngay từ đầu đã có mục tiêu là đóng góp cho biển đảo. Mỗi sáng đầu tuần, nó được mang ra đặt dưới chân cột cờ để các cụ và cán bộ nhân viên vỗ béo và trong tuần thì được mang tới từng phòng của các cụ. “Đây là lúc cần nhất và các cụ đều đồng tình mổ heo để góp phần chung sức giữ gìn biển đảo”, chị Vân Anh chia sẻ. Hôm nay chị và nhiều anh em thay mặt các cụ mang con heo đất đến “mổ”ngay tại tòa soạn và lấy khoản tiền 9.722.000 đồng góp cho chương trình.
Ở trung tâm các cụ cũng coi ti vi, đọc báo theo dõi tình hình biển đảo rất kỹ. Khi biết có cuộc phát động đóng góp cho biển đảo qua tin nhắn, nhiều cụ đã tìm nhân viên nhờ nhắn giùm.
Rất đông người dân và doanh nghiệp tiếp tục đến đóng góp cho chương trình “Chung sức giữ vững chủ quyền biển Đông.
Chú Lê Minh Đức (65 tuổi) vừa dự lãnh tiền nhà nước tặng thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng từ UBND quận 3 đã đến ngay báo Tuổi Trẻ, dành ra một khoản để góp cho chương trình. Chú bảo nay đã tuổi cao, sức yếu, lại mang bệnh ung thư trong người nên chẳng thể làm gì để giúp bảo vệ biển đảo, chỉ có thể góp một phần nhỏ bé cùng người dân cả nước ủng hộ các chiến sĩ.
Tại công ty TNHH ESUHAI (Tân Bình), lãnh đạo công ty lại gửi thư ngỏ qua email cho từng nhân viên để kêu gọi đóng góp ủng hộ biển Đông. “Ngày nào cũng coi thời sự, thật sự rất tức giận. Anh chị em trong công ty muốn cùng đóng góp một phần nào đó để cổ vũ tinh thần cho các chiến sĩ ngoài Hoàng Sa bảo vệ Tổ quốc”, chị Nguyễn Thị Bích Trâm – đại diện công ty đã chia sẻ khi mang số tiền 15.800.000 đồng đến góp cho chương trình. Chị cũng mang đến một câu chuyện ấm áp về tình cảm của vị cố vấn người Nhật của công ty. Chị kể người cố vấn ấy thường ở Việt Nam công tác và mới về Nhật cách đây ít ngày. Từ khi xảy ra sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển nước ta, ông thường xuyên gửi email để chia sẻ với các anh chị em người Việt. Trong bức email gần nhất ông bảo rằng hành động đó của Trung Quốc là một hành động xấu xa. Trung Quốc không chỉ gây hiềm khích với Việt Nam mà còn với nhiều đất nước khác trong đó có cả Nhật Bản. Điều khiến mọi người bất ngờ là ông còn có hiểu rất sâu sắc về Việt Nam. Ông bảo tuy Việt Nam từng xảy ra chiến tranh với Mỹ, Pháp và với cả Nhật Bản, nhưng ông cảm nhận rằng người Việt có thể đã nhẹ lòng, đã tha thứ phần nào. Riêng với Trung Quốc thì dường như luôn có sự dè dặt, đề phòng bởi Trung Quốc luôn hăm he, đe dọa Việt Nam suốt hơn 1000 năm qua. Ông cũng động viên mọi người không nên quá lo lắng.
Chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết – Phó tổng giám đốc công ty may Hòa Bình (Q.8) lại tận tay mang số tiền hơn 62 triệu đồng do hơn 450 công nhân viên của công ty đóng góp cho chương trình. Chị kể chương trình được triển khai chỉ trong ngày 1, ngày 2 do các anh chị em rất quan tâm đến tình hình biển đảo và đều mong muốn đóng góp.
Ban giám đốc công ty TNHH I.I.T.S cũng đã phát động các anh chị em trong công ty đóng góp được gần 29 triệu đồng để giúp đỡ hai ngư dân là thuyền trưởng Nguyễn Tấn Hải và thuyền viên Nguyễn Hiền Lê Anh đã bị Trung Quốc đánh trọng thương. Tuổi Trẻ đã tiếp nhận và sẽ chuyển số tiền này đến các ngư dân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận