13/09/2013 09:00 GMT+7

Hệ thống chống trộm cho trụ ATM

NGỌC KHANH (ĐHKHXH&NV, TP.HCM)
NGỌC KHANH (ĐHKHXH&NV, TP.HCM)

AT - Cuối năm 2010, một số trụ ATM của các ngân hàng bị trộm phá hỏng gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn trong xã hội. Trước hiện tượng đó, một nhóm sinh viên đã ứng dụng kiến thức đã học trên giảng đường để chế tạo một hệ thống bảo vệ trụ ATM, nhằm giúp các ngân hàng quản lý hệ thống trụ ATM được tốt hơn.

qpZe9icM.jpgPhóng to
Hồ Ngọc Quang và Nguyễn Viết Đáng (từ trái sang) đang chỉnh sửa hệ thống

Hệ thống này mang tên: “Hệ thống cảnh báo chống trộm ATM” của đôi bạn trẻ Nguyễn Viết Đáng và Hồ Ngọc Quang, sinh viên khoa khoa học và kỹ thuật máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

“Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về đề tài, chúng tôi nhận thấy hệ thống chống trộm cho phần lớn các trụ ATM ở Việt Nam hiện nay đều ở mức độ đơn giản và có nhiều kẽ hở để kẻ gian có thể lợi dụng. Với số lượng rất lớn lên tới trên 11.000 điểm ATM như hiện nay, việc đảm bảo an toàn cho tất cả các trụ ATM là vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, nhu cầu rút tiền của người dân khiến các ngân hàng phải đặt tại các vị trí công cộng, nên sự cố là khó có thể tránh khỏi. Ngoài các biện pháp phối hợp kiểm soát với bộ phận an ninh thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc chống trộm cho trụ ATM là điều cần thiết và cấp bách hiện nay” - Nguyễn Viết Đáng chia sẻ về quá trình khảo sát hệ thống trụ ATM.

Lý thuyết là một chuyện còn khi bắt tay vào chế tạo hệ thống, đôi bạn trẻ gặp ngay khó khăn ở khâu tiếp cận thật với những thiết kế thực bên trong trụ ATM. Không có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với thùng máy ATM vì các chính sách bảo mật của ngân hàng, đôi bạn đã tự thiết kế cho mình một chiếc thùng bằng thép hình chữ nhật để mô phỏng trụ ATM. Bên trong thùng gồm có: hệ thống mạch điện để điều khiển hệ thống; các cảm biến để phát hiện tác động từ bên ngoài vào trụ ATM, bộ cảnh báo sim 300 để nhắn tin và gọi điện cho người quản lý, loa và còi hú để cảnh báo.

Trường hợp trụ ATM bị trộm phá hủy và để lọt ánh sáng vào phía trong trụ, cảm biến ánh sáng sẽ phát hiện rồi báo còi hụ và hệ thống sẽ nhắn tin về số điện thoại của người quản lý. Nếu kẻ trộm tác động lực lên trụ ATM để phá hủy trụ thì cảm biến rung cũng sẽ phát hiện và thông báo đến người quản lý tương tự như trên. Khi kẻ trộm cắt nguồn điện của trụ ATM, lập tức cảm biến nguồn cũng sẽ báo động và gọi điện đến người quản lý, đồng thời hệ thống sẽ được hoạt động bằng nguồn pin dự trữ. Bên cạnh đó, hệ thống còn được trang bị một cảm biến nhiệt để cảnh báo trong trường hợp kẻ trộm khoan, cắt hoặc hàn xì… Độ nhạy của các cảm biến sẽ được điều chỉnh cho phù hợp tùy từng vị trí đặt máy để tránh báo giả.

Sau hơn hai năm nghiên cứu và chế tạo, “Hệ thống cảnh báo chống trộm ATM” đã hoạt động ổn định. Mặc dù vậy, hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh độ nhạy của các thông số nhằm phát hiện chính xác kẻ trộm và chưa có điều kiện áp dụng thật trên trụ ATM để hoàn thiện hơn.

Hồ Ngọc Quang cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện hơn hệ thống này và sẽ tích hợp thêm nhiều chức năng mới cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ từ phía các ngân hàng để “Hệ thống cảnh báo chống trộm ATM” không còn là ý tưởng hay mô hình mà sẽ trở thành một sản phẩm khoa học có ích cho xã hội”.

LrKdqgao.jpgPhóng to

Áo Trắng số 16 ra ngày 1/09/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

NGỌC KHANH (ĐHKHXH&NV, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên