Thiếu trầm trọng nhân lực ngành du lịchCạnh tranh quốc tế về du lịch ngày càng gay gắtDu lịch cứ xin lỗi hoài vậy?
Phóng to |
Các công ty du lịch, hướng dẫn viên là cầu nối giúp du khách cảm nhận vẻ đẹp và sự hấp dẫn của du lịch VN. Trong ảnh: một hướng dẫn viên du lịch thuyết minh cho du khách tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM - Ảnh: Lê Nam |
Theo tôi, VN hiện đang sở hữu một số nguồn tài nguyên thiên nhiên và thắng cảnh hết sức độc đáo, với hệ thống di sản văn hóa có giá trị cao, truyền thống lâu đời, nhiều tập quán mang đậm bản sắc văn hóa và con người hết sức thân thiện.
Với những người đã đến VN lần thứ hai hoặc nhiều hơn hai lần thì yếu tố văn hóa, con người, món ăn, sự mạo hiểm và sự đón tiếp nồng nhiệt là những yếu tố quyết định cho việc họ quay lại VN. Rõ ràng câu nói “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” mà người VN hay dùng thật sự hiệu quả trong trường hợp này.
Tất nhiên khi du khách đến VN họ rất cần chỗ ở (khách sạn, khu nghỉ mát, nhà khách, loại hình nghỉ chung người dân - homestay), nơi ăn uống ngon, thú vị, những nơi hấp dẫn (văn hóa, thiên nhiên), giải trí (mua sắm, chơi golf, karaoke, casino, công viên...), phương tiện di chuyển... và những yếu tố này phải đạt đến mức độ hài lòng theo chuẩn quốc tế. Khi thấy thoải mái, thỏa mãn với các dịch vụ trên, những du khách này sẽ trở thành người quảng bá hiệu quả du lịch VN cho những du khách tiềm năng khác đến VN.
Kết quả khảo sát từ dự án trên cho thấy số người có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh không nhiều chính là trở ngại lớn cho du khách đến VN. Đó chính là yếu tố mà tôi cho rằng các công ty du lịch, lữ hành và cả những người trực tiếp làm việc với du khách phải hiểu và hiểu rõ tầm quan trọng của họ trong việc bảo vệ, giữ gìn hình ảnh của du lịch VN trong mắt du khách. Với du khách nước ngoài điều này đặc biệt quan trọng, vì tiếng Anh chưa thật sự phổ biến trên khắp đất nước VN, ngay cả những nơi cung cấp dịch vụ cho du khách cũng không có nhiều người nói tiếng Anh rõ ràng, lưu loát...
Du lịch hiện đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế VN, đóng góp 5,8% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo gần nửa triệu việc làm (chiếm 2,4% tổng số lao động trong nước) và hơn 50% của tổng xuất khẩu ngành dịch vụ (nguồn: Tổng cục Du lịch VN). Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá trong vòng 10 năm trở lại đây, lượt khách du lịch quốc tế đến VN hằng năm đã tăng trung bình 8,9%, và mức tăng đối với lượt khách nội địa thậm chí còn cao hơn là 10,2%. Vì vậy việc làm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” cũng chính là tạo thêm cơ hội, công ăn việc làm cho chính những ai kinh doanh, làm việc liên quan đến du lịch. Nếu chỉ chăm chăm “ăn xổi ở thì”, hốt được cái gì thì hốt mà không nghĩ cách phát triển bền vững thì chẳng những bản thân du khách khi ở VN đã không thoải mái nghỉ ngơi, chi dùng mà họ còn chuyển tải những thông điệp không chính xác về du lịch VN, làm ảnh hưởng đến những quyết định của các du khách khác khi muốn lên kế hoạch đi du lịch.
"Nhiều công ty du lịch bán không đúng sản phẩm và dịch vụ khiến khách hàng có ấn tượng sai và không hài lòng về du lịch VN. Những công ty này chẳng những thiếu hiểu biết trong việc “xây dựng thương hiệu” du lịch VN mà còn vô tình tạo cho khách hiểu sai về khả năng cung cấp dịch vụ của du lịch VN" |
VN đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt So với các tiểu khu vực trên toàn cầu, khu vực Đông Nam Á đã có mức tăng trưởng cao nhất về lượt khách du lịch quốc tế và VN hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nước như Thái Lan, Malaysia và Campuchia trong việc xúc tiến các sản phẩm du lịch trọng tâm (du lịch bằng đường biển và du lịch bãi biển, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên). Hãy nghĩ xa, nghĩ một cách bền vững để mọi người cùng xây dựng nên một môi trường du lịch chuyên nghiệp, bền vững, không chụp giật... Hãy làm cho du khách cảm thấy thật thoải mái, yên tâm thì đó cũng chính là cơ hội để từng doanh nghiệp, từng cá nhân làm du lịch có cơ hội kiếm sống một cách đàng hoàng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận