10/09/2014 09:40 GMT+7

​Hãy để “phong bì” thành chuyện quá khứ

NGUYỄN QUẾ DIỆU
NGUYỄN QUẾ DIỆU

TT - Chúng tôi giới thiệu một ý kiến trong số những chia sẻ của bạn đọc về câu chuyện “Có nên “phong bì” cảm ơn bác sĩ?” (Tuổi Trẻ ngày 9-9).

Nếu những người bệnh luôn mong đợi đội ngũ y bác sĩ trong sạch lại cứ phong bì, quà cáp thì đến bao giờ bộ trưởng Bộ Y tế mới trả lời được câu hỏi: “Khi nào ngành y tế hết tiêu cực?”
Nếu những người bệnh luôn mong đợi đội ngũ y bác sĩ trong sạch lại cứ phong bì, quà cáp thì đến bao giờ bộ trưởng Bộ Y tế mới trả lời được câu hỏi: “Khi nào ngành y tế hết tiêu cực?”

Lâu nay, khi nói đến đội ngũ nhân viên y tế, người dân đều có suy nghĩ gần như mặc định cứ đến bệnh viện là phải có “phong bì” lót tay cho y, bác sĩ.

Bởi theo họ, khi có “phong bì” thì người bệnh sẽ được chăm sóc, đối xử tốt hơn và ngược lại, nếu người nhà bệnh nhân không “biết điều” thì chỉ được thăm khám qua loa, thậm chí bị nhân viên y tế cố tình gây khó khăn, đau đớn.

Mới đây, chị dâu tôi không may bị ngã, lún mất mấy đốt sống lưng phải phẫu thuật ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Cũng như suy nghĩ của nhiều người, trước khi chị tôi mổ, gia đình đã đặt vấn đề “bồi dưỡng” cho các y bác sĩ vì nghĩ rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.

Tuy nhiên, vị bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật chính cho chị tôi đã gạt đi và nói “cứ lo chăm sóc người nhà thật tốt đi”.

Không đưa được “phong bì” trước khi mổ nên gia đình chị tôi không khỏi lo lắng, nhưng mọi người thật sự như trút được gánh nặng khi ca mổ thành công như mong đợi và chị tôi vẫn được chăm sóc tận tình.

Tôi nghĩ với nhận thức ngày càng cao của người dân, với sự phát triển không ngừng của các loại hình dịch vụ y tế, cùng với thực tế ngành y tế nhiều lần đưa ra để mổ xẻ và chấn chỉnh tình trạng “phong bì” thì hiện tượng này nên trở thành chuyện quá khứ.

Điều này sẽ rất tốt vì nếu cứ tiếp tục còn nạn “phong bì” với ý nghĩ người nhà của mình sẽ được đối xử, thăm khám tốt hơn, còn không sẽ bị “phân biệt đối xử”, thì khi có sự cố không may xảy ra đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thường quy kết cho đó là sự vô trách nhiệm của y bác sĩ để rồi có hành động quá khích như chửi bới, lên án, hành hung y bác sĩ hoặc đập phá cơ sở khám chữa bệnh.

Thật ra, việc một sự cố đáng tiếc xảy ra trong khám chữa bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự tắc trách của y, bác sĩ nhưng thường chiếm tỉ lệ rất thấp, bởi “an toàn cho bệnh nhân cũng là an toàn cho mình” như lời bạn tôi - một bác sĩ đang công tác tại một bệnh viện tuyến huyện - khẳng định.

NGUYỄN QUẾ DIỆU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên