23/10/2005 16:45 GMT+7

"Hạt mưa rơi bao lâu" là dành cho người Việt

Theo Thể thao và Văn hóa
Theo Thể thao và Văn hóa

Sau khi tham dự 23 liên hoan phim quốc tế và đoạt một số giải thưởng, cuối tuần qua phim Hạt mưa rơi bao lâu được trình chiếu ở VN và được dư luận đánh giá cao. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chị Đoàn Minh Phượng, nhà biên kịch, sản xuất và đồng đạo diễn bộ phim này.

EMYKEvwj.jpgPhóng to

Poster phim Hạt mưa rơi bao lâu

Sau khi tham dự 23 liên hoan phim quốc tế và đoạt một số giải thưởng, cuối tuần qua phim Hạt mưa rơi bao lâu được trình chiếu ở VN và được dư luận đánh giá cao. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chị Đoàn Minh Phượng, nhà biên kịch, sản xuất và đồng đạo diễn bộ phim này.

* Có ý kiến cho rằng bộ phim này đi sâu khám phá những nét lạ lẫm trong văn hóa và lối sống của người Việt 200 năm trước nhằm hướng tới khán giả nước ngoài nhiều hơn là khán giả trong nước. Chị nghĩ sao?

- Tôi không chủ ý thể hiện cái lạ, mà lúc nào cũng canh cánh làm một bộ phim đậm chất Việt.

Ngay trong khâu chọn diễn viên, tôi chọn Trương Ngọc Ánh vì muốn người xem nhận ra ngay đó là một cô gái VN. Tất nhiên, hình thức chỉ là sự tiếp cận đầu tiên. Chất Việt nằm ở chính lối tư duy, ngôn ngữ, và hành động... của nhân vật và nhiều điều khác nữa.

Đoàn Minh Phượng sinh tại TP.HCM và sang Đức sinh sống từ năm 20 tuổi. Đến với điện ảnh bằng công việc dựng phim và biên tập lời bình phim tài liệu cho các đài truyền hình ở Đức. Hiện đang ấp ủ một dự án phim lấy bối cảnh là Hà Nội.

Thật sự, tôi làm phim này để người Việt xem, mặc dù tôi biết, có thể người Việt không thích lắm với cách làm phim của tôi. Không ít người có thói quen xem phim với mục đích để biết bộ phim kể chuyện gì, kể có dễ hiểu, rành mạch hay không.

Người ta khó chấp nhận một bộ phim làm khác thông thường. Tôi quan niệm, phim cho người Việt nhưng không nhất thiết phải làm theo thị hiếu, mà làm những gì mình cho là hay, là đúng.

* Chị có nghĩ rằng việc chọn bối cảnh VN cách đây hai thế kỷ là mạo hiểm?

- Năm 2001, tôi về nước và rong ruổi nhiều tháng ở hầu khắp các tỉnh Bắc Bộ để chọn năm địa điểm làm bối cảnh của phim: Làng gốm Phù Lãng, chùa Dâu (Bắc Ninh), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), làng Cự Trữ (Nam Định), chùa Trầm (Hà Tây) và một số địa điểm ở Hà Tây để chọn các cảnh quay ngoại cảnh.

Thật ra, làng quê Bắc Bộ không thay đổi nhiều lắm suốt mấy trăm năm qua. Cảnh quan và những căn nhà cũ vẫn còn, chỉ cần biết che chắn và sửa sang đôi chút thì thu được những hình ảnh rất cổ xưa mà không cần dựng lại.

Nhưng kinh phí làm việc này có khi lớn hơn dựng lại. Chúng tôi không có nhiều tiền để cảnh gì cũng dựng lại nhưng thật sự tôi không muốn quay những bối cảnh giả cổ.

Có thể tôi là người "điếc không sợ súng" khi làm về một câu chuyện phim xảy ra lâu như vậy. Có lẽ điều này tôi học được ở người trẻ chứ tôi thì đã “thất thập" rồi. Nếu những nhân vật của đời sống vương giả thì chắc tôi không làm nổi vì ít nhất tôi phải có năm năm đi tìm tư liệu và nghiên cứu.

* Là một người VN sống ở nước ngoài đã lâu, xuất phát từ đâu chị có ý tưởng viết kịch bản này?

- Đó và những câu chuyện tôi được người thân trong gia đình kể lại từ những gì họ được nghe người khác kể. Tôi nhớ, có lần về quê gốc của gia đình ở Hội An, bà cô ngoài 80 tuổi cũng kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

Thật ra, chuyện phim không có gì là lạ, nó xảy ra ở nhiều làng quê Việt thuở trước. Những gì tôi thể hiện trong phim còn ít hơn những chuyện tôi đã được nghe...

Theo Thể thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên