Phóng to |
Trong tập Lịch sử khẩn hoang..., Sơn Nam phân tích nhu cầu phát triển xứ Đàng Trong của các Chúa Nguyễn, trong đó, ông thuật lại quá trình hình thành các vùng đất với diện mạo là đơn vị hành chính như: Biên Hoà, Bến Nghé Sài Gòn, Gia Định...
Theo cách viết của Sơn Nam, việc hình thành các tỉnh thuộc Nam kỳ lục tỉnh thời đó được gắn với nhu cầu xác định biên giới Việt - Miên và nhu cầu về chỉnh đốn nội trị. Sơn Nam cũng phân tích quá trình đô hộ của thực dân Pháp liên quan đến đời sống dân cư và điền thổ lúc bấy giờ (trong phần viết về "Nghĩa quân thất trận và nông gia mất ruộng", "Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc")
Ông viết riêng một số vùng đất theo ông là có đặc thù: Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ. Có hai vụ án ở miền Tây được ông đưa vô phần phụ lục là vụ án Nọc Nạn và vụ án Ninh Thạnh Lợi. Tập sách, vì thế thêm phần hấp dẫn.
Phóng to |
Sơn Nam rất am tường về nghi thức cổ, nên tập sách của ông sẽ là tư liệu quý, trong những phần bàn về hôn lễ, tang lễ, bàn về lạy, về lễ ở đình, ở chùa, ở miếu khác nhau như thế nào.
Đặc biệt, Sơn Nam có một phần riêng nói về dân tộc tính của người dân Việt Nam. Những nhận xét thẳng thắn của ông có thể gây "sốc" cho một số người, nhưng cầm bút như Sơn Nam, nói thẳng như Sơn Nam thật đáng để ý học tập.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận