Chương trình này giúp người bệnh giải quyết sớm các bệnh thông thường tại tuyến dưới, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh nặng, giảm tải bệnh viện.
Trước mắt, việc triển khai tập trung vào các đối tượng: trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 60 tuổi và lao động tự do. Mỗi xã, phường sẽ bố trí một đoàn khám gồm 14 bác sĩ với các chuyên khoa nội ngoại, sản nhi, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng và xét nghiệm.
Dự kiến, sẽ có khoảng 50% người dân trên địa bàn thủ đô được lập hồ sơ quản lý sức khỏe trong năm nay. Cán bộ, công nhân viên và học sinh sẽ lấy dữ liệu tại cơ quan, trường học để lập hồ sơ.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ năm 2014, Hà Nội đã triển khai mô hình bác sĩ gia đình. Các quận, huyện triển khai mô hình bác sĩ gia đình đã thực hiện quản lý trên 35.000 hồ sơ sức khỏe.
Trước đó, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp về báo cáo tiến độ việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân thí điểm tại 3 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh và Phú Thọ.
Hiện Phú Thọ đã tiến hành thí điểm tại huyện Yên Lập, đã khám và lập hồ sơ sức khỏe cho hơn 62.000 người/92.794 người, đạt 67%. Từ tháng 3-2017 đến hết tháng 6-2017, Phú Thọ đặt mục tiêu khám và lập hồ sơ sức khỏe cho trên 90% dân số trên địa bàn.
Tỉnh Bắc Ninh đã thí điểm triển khai tại hai xã thuộc huyện Quế Võ, đã khám và lập hồ sơ sức khỏe (điện tử) cho trên 15.000 người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận