30/03/2005 15:20 GMT+7

Gương mặt trẻ thành phố 30 năm

Ban tổ chức
Ban tổ chức

TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu đến bạn đọc danh sách, tóm tắt quá trình phấn đấu, rèn luyện và thành tích của các cá nhân tiêu biểu được đề cử tham gia cuộc bình chọn "Gương mặt trẻ 30 năm", cùng thể lệ và Phiếu bình chọn để bạn đọc tham khảo.

xJosMwhI.jpgPhóng to
Một chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh đang dạy các em học viết
TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu đến bạn đọc danh sách, tóm tắt quá trình phấn đấu, rèn luyện và thành tích của các cá nhân tiêu biểu được đề cử tham gia cuộc bình chọn "Gương mặt trẻ 30 năm", cùng thể lệ và Phiếu bình chọn để bạn đọc tham khảo.

Riêng đại tá Phan Tấn Tài đã rút khỏi danh sách nên hiện danh sách còn lại 39 gương mặt tiêu biểu. Phiếu bình chọn (theo mẫu dò Ban thường vụ Thành đoàn quy định) xin gửi trực tiếp về số 01 Phạm Ngọc Thạch, Q.1.

TT Họ và tên Tóm tắt quá trình hoạt động Công tác Danh hiệu thi đua, khen thưởng
Văn nghệ sĩ, vận động viên, nhà báo
1

Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc

• Họ và tên : Nguyễn Thành Lộc • Ngày tháng năm sinh: 03-11-1961 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Phật• Nghề nghiệp – Chức vụ hiện nay: Diễn viên kịch nói – Phó Giám đốc Công ty Sân khấu Nghệ thuật Thái Dương (Sân khấu kịch Ideacaf và 7 Trần Cao Vân)

NSƯT Thành Lộc đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả qua những vai diễn trong các vở Lôi Vũ, Dạ cổ hoài lang, Tin ở hoa hồng…, khiến các em nhỏ thích thú qua các vở diễn vừa dí dỏm, vừa có tính giáo dục cao trong chương trình “Chuyện ngày xưa”. Nhiều khán giả thú nhận mình đi xem kịch vì muốn được xem Thành Lộc diễn.

Có thể nói có được những thành quả như ngày hôm nay, phải rèn luyện không ngừng. Anh từng là Đội trưởng Đội múa Nhà thiếu nhi thành phố, có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của sân khấu kịch thành phố, tham gia triển khai thực hiện mô hình sân khấu thể nghiệm, tạo môi trường cho các nghệ sĩ trẻ phát huy năng lực.

Anh còn là một người rất tích cực trong các hoạt động xã hội.

- “Nghệ sĩ ưu tú”.

- Nhận được nhiều bằng khen, huy chương vàng tại các Liên hoan, Hội diễn nghệ thuật toàn quốc.

- Huy chương “Vì thế hệ trẻ” của TW Đoàn

- “Gương mặt trẻ thành phố 20 năm”.

2

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Thanh Tâm

• Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Thanh • Ngày tháng năm sinh: 6-1-1964 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Nghệ sĩ cải lương, Thành viên Hội Sân khấu TP. Hồ Chí Minh.

NSƯT Thanh Thanh Tâm là người trưởng thành từ phong trào Đoàn.

Ngay sau khi tốt nghiệp Trung cấp cải lương, chị đã tích cực cùng Đoàn thanh niên Nhà hát Trần Hữu Trang tham gia phong trào thanh niên phục vụ các tỉnh biên giới…

Ở thời kì cải lương không còn hưng thịnh, chị đã đóng góp tích cực trong việc khôi phục sân khấu cải lương và đào tạo diễn viên trẻ.

Ngoài vai trò là một diễn viên trên sân khấu, chị thừơng đi hát cho các chương trình từ thiện gây quỹ, đi thăm người già, em nhỏ, thăm đồng bào nghèo ở những vùng thiên tai, lũ lụt…

Chị đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả qua nhiều vai diễn xuất sắc. Là tấm gương về đạo đức và nghề nghiệp cho các diễn viên trẻ noi theo.

- Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp, Giải diễn viên được yêu thích năm 1990.- Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995.- Huy chương vàng biểu tượng xuất sắc năm 1996.- Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” năm 1997.- Huân chương “Vì sự nghiệp sân khấu” năm 1999.- Đọat giải Mai Vàng VIT năm 2001 do Báo Người lao động tổ chức.- Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc khu vực Nam Bộ.
3

Nhạc sĩ Vũ Hoàng

• Họ và tên: Nguyễn Vũ Hoàng • Ngày tháng năm sinh: 23-4-1956• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Nhạc sĩ , Nhà báo - Ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Biên tập Tạp chí Du lịch TP. Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Vũ Hoàng là người gắn bó với phong trào thanh niên. Anh đã sáng tác nhiều ca khúc về thanh niên, về phong trào tình nguyện.

Vào những năm 1980, các ca khúc Gởi lại em, Hương tràm, Thương thầm, Phượng hồng… được nhiều người biết đến và đồng thời cũng nhận được rất nhiều giải thưởng.

Trong hai năm 2000, 2002, ca khúc Mùa hè xanh của anh được UBND thành phố trao giải thưởng văn học nghệ thuật, được các bạn học sinh sinh viên đón nhận nồng nhiệt. Những giai điệu trẻ trung, sôi nổi trong các tác phẩm của anh đã thúc giục những người trẻ lên đường, góp sức trẻ dựng xây tổ quốc.

Không chỉ gắn bó với thanh niên, với phong trào tình nguyện, anh cũng rất quan tâm đến việc hướng dẫn hỗ trợ cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác…

- Năm 1979, đoạt giải B cuộc thi sáng tác ca khúc do Thành Đoàn Tp.HCM tổ chức.- Huy chương “Vì sự nghiệp Văn hóa Quần chúng” năm 1995.- Huy chương “Vì sự nghiệp âm nhạc Việt Nam” năm 2004.- Bằng khen của Bộ VHTT, Hội Nhà báo, Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh, TW Đoàn, TW Hội Sinh viên Việt Nam, Thành Đoàn, UBMTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Liên Đoàn Lao động TP…..

4

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

• Họ và tên : Nguyễn Nhật Ánh • Ngày tháng năm sinh: 7-5-1955• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp: phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng

Anh Nguyễn Nhật Ánh tốt nghiệp sư phạm năm 1976, từng tham gia Lực lượng Thanh niên xung phong, làm Chủ nhiệm CLB thiếu nhi Quận đoàn Quận 6, đi dạy và làm phóng viên...

Những tác phẩm của anh hầu hết dành cho lứa tuổi mới lớn, mang tính giáo dục cao, khơi nguồn sáng tạo trong lứa tuổi học trò, giúp học trò biết gìn giữ những tình cảm trong sáng với bạn bè, thầy cô, trường lớp… 30 năm sáng tác, anh thể hiện mình trên mọi lĩnh vực: truyện dài, thơ, truyện tranh… và cả gỡ rối tơ lòng cho độc giả trên báo Thanh niên với bút danh Anh Bồ câu

- Năm 1990, anh được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao Giải thưởng “Văn học Trẻ” hạng A.- “Gương mặt trẻ thành phố 20 năm”.- Huy chương “Vì thế hệ trẻ”.
5

Nhà báo Cù Mai Công

• Họ và tên : Cù Mai Công • Ngày tháng năm sinh: 07-8- 1962 • Dân tộc: Kinh• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Biên tập viên Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh

Cù Mai Công là một trong số những nhà báo có tác phẩm được các thầy cô giảng dạy bộ môn báo chí chọn để giới thiệu với SV. Anh tốt nghiệp ĐH Sư phạm, nhưng lại “có duyên” với nghề báo.

Suốt 20 năm, từ những ngày đầu làm phóng viên báo Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím rồi về Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, anh luôn gắn bó với mảng nội dung phản ánh, ghi nhận về những hoạt động của các phong trào Đoàn – Đội – Hội, đặc biệt là lối sống của giới trẻ.

Anh cũng tham gia tập luyện và phụ trách đào tạo nhiều võ sinh bộ môn Karatedo cho Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua. Dù ở vị trí nào anh cũng luôn tham gia các hoạt động phong trào và hết lòng vì công việc.

- 1977 – 1978: Cháu ngoan Bác Hồ, Dũng sĩ Kế hoạch nhỏ, 05 giải thơ báo Thiếu niên Tiền Phong, Tin Sáng.

- Năm 1996: Huy chương “Vì Thế hệ Trẻ” – TW Đoàn- Từ năm 1997 – 2003: 6 giải thưởng báo chí (Nhất, Nhì, Ba…) của Hội Nhà Báo VN, Hội Nhà Báo TPHCM, Trung ương Đoàn.

- Năm 2002: Bằng khen của Hội Nhà Báo VN về công tác xây dựng Hội.- Huy chương “Vì sự nghiệp báo chí” năm 2004

Nhiều bằng khen của TW Đoàn, của Thành Đoàn TPHCM về công tác tình nguyện 10 năm, tham gia viết báo về Mùa hè Xanh và trong công tác chuyên môn, võ thuật.

6

Ca sĩ Cẩm Vân

• Họ và tên : Hoàng Cẩm Vân • Ngày tháng năm sinh: 1958• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp: Ca sĩ

Ca sĩ Cẩm Vân là một trong số ít những ca sĩ thể hiện xuất sắc ca khúc: “Bài ca không quên”. Giọng hát của chị khiến người ta “không thể nào quên” như chính câu cuối cùng của bài hát. Năm 2002, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã bầu chọn chị là ca sĩ hát nhạc truyền thống hay nhất.

Ngay từ những năm đầu giải phóng, chị đã tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ các chiến sĩ đang tham gia chiến đấu trên đất bạn Campuchia và biên giới Tây Nam…

Cho đến bây giờ, chị vẫn còn rất nồng nhiệt trong các chương trình từ thiện, các chuyến công tác xã hội, hát cho các chiến sĩ bộ đội ở những vùng xa.

Trong quá trình họat động nghề nghiệp, chị đã đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

- Huy chương vàng đơn ca chuyên nghiệp Tp. Hồ Chí Minh năm 1982, 1985.- Giải đặc biệt cụôc thi ca nhạc nhẹ Quốc tế tại Dresden CHDC Đức (của Bộ Văn hóa Đức) năm 1986.- Giải I đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988.

- Huy chương vàng Nhạc nhẹ tại Bình Nhưỡng CHDCND Triều Tiên năm 1989.- “Gương mặt trẻ thành phố 20 năm” năm 1995.- 3 lần đọat giải Mai Vàng do Báo Người lao động tổi chức năm 1994, 1996, 1997.

- Giải Làn sóng xnah của Đài TNND TP năm 1998, 2000.- Chị đựơc bình chọn là ca sĩ hát nhạc truyền thống hay nhất năm 2002 (Đài TNND TP.HCM)

7 Diễn viên điện ảnh Hồng Ánh• Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Anh • Ngày tháng năm sinh:1977• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp: Diễn viên điện ảnh.

Hồng Ánh là một trong số ít những diễn viên trẻ của Việt Nam được nhận những giải thưởng lớn trên lĩnh vực điện ảnh trong nước và quốc tế: Giải thưởng diễn viên phụ xuất sắc nhất Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương, Giải thưởng “Cánh diều Vàng” Liên hoan phim Việt Nam năm 2003...

Từ một diễn viên múa trở thành diễn viên điện ảnh tài năng, tham gia diễn xuất trong nhiều tác phẩm phim truyện Việt Nam có giá trị nghệ thuật như: Đời cát, Người đàn bà mộng du, Chung cư, Thung lũng hoang vắng… Ánh đã phải rèn luyện, học hỏi không ngừng để hoàn thành tốt các vai diễn.

- Giải thưởng diễn viên phụ xuất sắc nhất Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương, Giải thưởng “Cánh diều Vàng” Liên hoan phim Việt Nam năm 2003

- Chị đã từng được bình chọn là Đại biểu “Thanh niên tiên tiến Miền Đông Nam bộ” năm 2003.

8 Vận động viên thể hình Lý Đức• Họ và tên : Lý Đức • Ngày tháng năm sinh: 19-10-1965 • Dân tộc: Hoa• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Huấn luyện viện đội tuyển Quận 1, VĐV đội tuyển TP, VĐV đội tuyển quốc gia.

Lý Đức là một gương mặt điển hình trong làng thể thao Việt Nam. Anh bắt đầu tham gia tập luyện môn Thể dục Thể hình – Cử tạ vào năm 1984 và mang về cho phong trào TDTT của Quận I nhiều huy chương vàng.

Năm 1987 – 1997, liên tục đạt được huy chương vàng giải vô địch thể hình toàn thành và gặt hái nhiều huy chương vàng giải vô địch thể hình toàn quốc từ năm 1993 đến năm 2002.

Để đạt những vinh quang cho Thể thao nước nhà và bộ môn Thể dục Thể hình - Cử tạ nói riêng, Lý Đức phải nỗ lực rất nhiều, chịu một chế độ luyện tập khắt khe cũng như áp lực thi đấu. Anh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- 5 Huy chương vàng giải Vô địch thể hình Đông Nam - Từ năm 1997-2003: 7 HCV giải vô địch thể hình Châu Á (1HCV ASIAD tổ chức tại Busan – Hàn Quốc).- Năm 1997-1999: Danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành TDTT

- Năm 1996-2003: Vận động viên tiêu biểu toàn quốc- Năm 2000: Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng- Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Nhì

- Năm 2002: Huân chương Lao động hạng Nhất- Năm 2003: Huân chương Lao động hạng Nhì, HCV SEAGames 22 và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UB TDTT, UBND TP.HCM trao tặng

- Huy chương “Tuổi trẻ Sáng tạo” – TW Đoàn trao tặng.- Đạt danh hiệu “Người Hoa thành đạt” nhiều năm liền.

9

Vận động viên Lê Huỳnh Đức

• Họ và tên : Lê Huỳnh Đức• Ngày tháng năm sinh: 1972• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp: VĐV Đội tuyển quốc gia môn bóng đá Nam

Lê Huỳnh Đức tham gia, gắn bó với đội tuyển bóng đá quốc gia rất nhiều năm. Với vai trò tiền đạo, anh đóng góp tích cực vào những thành tích chung của đội tuyển quốc gia trên đấu trường quốc tế.

Là đội trưởng của đội tuyển bóng đá Việt Nam nhiều năm liền, Đức sát cánh cùng đồng đội giành huy chương Bạc SEAGames 19, Huy chương bạc (năm 1998), bạc (năm 1999), đồng (nam 2000) Tiger Cup.

Chơi bóng từ nhỏ nhưng anh cũng đã phải rèn luyện rất nhiều để có một kĩ thuật cá nhân tốt. Trong chuyên môn, anh được đánh giá cao, được bạn bè đồng nghiệp quí mến, trên sân cỏ, anh được người hâm mộ cổ vũ nồng nhiệt.

- Huân chương lao động hạng Nhì, hạng Ba.

- “Quả bóng vàng” nhiều năm liền.

10

Huấn luyện viên Trần Quang Hạ

• Họ và tên : Trần Quang Hạ • Ngày tháng năm sinh: 1974 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: HLV Đội tuyển quốc gia môn Teakwondo.

Trần Quang Hạ tham gia tập luyện Teakwondo từ nhỏ, luôn nỗ lực vuợt qua khó khăn trong cuộc sống, cống hiến hết sức mình cho Đội tuyển quốc gia, góp phần mang lại thành tích cao trong bộ môn Teakwondo trên đấu trường quốc tế.

Anh là vận động viên đầu tiên mang về huy chương vàng Teakwondo cho đội tuyển Việt Nam tại ASIAD. Hiện nay anh là một trong những thành viên trẻ nhất trong Ban huấn luyện Quốc Gia, tham gia tích cực trong việc đào tạo VĐV trẻ cho nước nhà.

- Vô địch SEAGames 16,17,18, vô địch ASIAD.

- Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba

Anh hùng lao động, thanh niên công nhân tiêu biểu
11

Anh hùng lao động Trần Thị Ngọc Anh

• Họ và tên: Trần Thị Ngọc Anh• Ngày tháng năm sinh: 1952• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Phó Chủ tịch HĐND quận Bình Thạnh

Xuất thân là giáo viên Mầm non, chị Trần Thị Ngọc Anh đã có nhiều nỗ lực trong học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

Chị đã có nhiều sáng kiến và thành tích góp phần nâng cao chất lượng việc nuôi dạy trẻ, là người có nhiều tâm huyết và đề xướng phong trào “Nuôi tốt, dạy tốt” ở ngành học mầm non.

Từ giáo viên mầm non, chị đã phấn đấu trở thành hiệu trưởng, rồi Phó phòng GDĐT quận Bình Thạnh. Hiện nay, chị đang giữ chức Phó Chủ tịch HĐND quận Bình Thạnh.

- Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1985, nhà giáo ưu tú.
12

Anh hùng lao động Nguyễn Thị Bích Thuỷ

• Họ và tên : Nguyễn Thị Bích Thủy • Ngày tháng năm sinh: 01-10-1960 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Trưởng phòng Kế Hoạch sản xuất – Xí nghiệp Cao su Hóc Môn – Ủy viên BCH Công Đoàn phụ trách nữ công nhân

Năm 1978, chị Nguyễn Thị Bích Thủy vào làm công nhân cho Xí nghiệp Cao su Hóc Môn. Chị luôn gương mẫu, đi đầu trong sản xuất đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm.

Liên tục được bình bầu “chiến sĩ thi đua” nhiều năm liền. Chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động khi mới 25 tuổi.

Trong hơn hai mươi năm qua, chị không ngừng phấn đấu vươn lên để khẳng định mình, từ một người công nhân tốt nghiệp tiểu học giờ chị đã tốt nghiệp đại học Kinh tế hệ chính quy. Dù ở cương vị nào chị cũng luôn tiên phong trong mọi hoạt động – phong trào của Đoàn.

- Năm 1985: được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động – Huân Chương Lao động Hạng Nhì.- Bằng khen của Tổng Cục Hóa chất – Tổng Công đoàn Hóa chất Việt Nam .

- Huy chương “Vì Thế Hệ Trẻ”.- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền.

13

Anh hùng lao động Đinh Thị Gái

• Họ và tên : Đinh Thị Gái• Ngày tháng năm sinh: 1951 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp – Chức vụ hiện nay: Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc công ty Thuốc sát trùng Việt Nam.

Chị Đinh Thị Gái là một trong những người làm việc đầu tiên tại công ty Thuốc sát trùng Miền Nam vào năm 1975.

Được giao nhiệm vụ Quản đốc phân xưởng thuốc hạt XN Thuốc sát trùng Bình Triệu, cùng với cán bộ kỹ thuật, chị đã mạnh dạn đề xuất dùng phụ gia trong nước thay thế ngoại nhập trong tình hình thiếu nguyên liệu nhập, nên việc sản xuất thuốc hạt tại xí nghiệp không chỉ được duy trì và phục vụ kịp thời cho nông nghiệp mà còn luôn đạt sản lượng cao.

Ngoài công tác chuyên môn – quản lý sản xuất, chị tham gia công tác Công Đoàn, giới thiệu nhiều đoàn viên ưu tú cho Đảng. Chị còn là một trong những người đề xướng và xây dựng quỹ học bổng phụ cấp cho con em CB-CNV nghèo - hiếu học.

- Từ năm 1977 – 1985: Đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Thành phố.- Năm 1984: được Nhà Nước phong tặng Anh Hùng Lao động - Huân chương Lao động hạng Nhì. - Huy chương “Vì Sự nghiệp Công Đoàn”, “Phụ Nữ” và “Vì Sự nghiệp Công nghiệp”.- Nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, lao động giỏi – chiến sĩ thi đua cấp Bộ.
14

Anh Lê Thanh Nhã

• Họ và tên : Lê Thanh Nhã • Ngày tháng năm sinh: 24-01-1967 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Trưởng phòng Kỹ thuật – Vật tư công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Làm công tác giảng dạy tại trường ĐH Bách Khoa từ năm 1986, đến năm 1991 anh Lê Thanh Nhã chuyển sang làm cán bộ kỹ thuật cho Công ty Môi trường Đô thị. Từ năm 1996 đến năm 2002, anh làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Vận chuyển số 3.

Trong quá trình công tác, anh tham gia tích cực hoạt động Đoàn tại cơ sở. Đối với anh, để hiểu và nói lên tiếng nói của đoàn viên, thanh niên, nhất là thanh niên công nhân phải có tấm lòng, sâu sát và nhiều khi phải hy sinh cả quỹ thời gian của riêng mình.

Ở đơn vị, anh luôn là “Cây sáng kiến” đi đầu trong các phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và gương mẫu trong công việc.

- Năm 1998: Giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật trẻ do Thành Đoàn TPHCM và Sở KH-CN phối hợp tổ chức- Năm 2000: “Thanh niên tiên tiến Miền Đông Nam Bộ”

- Năm 2003: Giải nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật TP.HCM- Nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

15

Anh Hà Thanh Mẫn

• Họ và tên : Hà Thanh Mẫn• Ngày tháng năm sinh: 01/11/1964 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp-Chức vụ hiện nay: Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần bê tông 620-Châu Thới

Được mọi người biết đến như một điển hình thanh niên tiến tiến, tận tụy với công việc, có ý chí vươn lên, học xong trung cấp giao thông, anh Hà Thanh Mẫn vừa đi làm vừa theo học khoa cơ khí giao thông ĐH Bách Khoa TP.HCM. Năm 1997, anh được làm chỉ huy trưởng đơn vị thi công cầu Mỹ Thuận.

Dưới sự tổ chức của anh, lần đầu tiên kỹ sư Việt Nam đã đúc thành công những chiếc dầm super-T dài 40 mét, nặng 80 tấn mà các chuyên gia nước ngoài cũng phải thừa nhận chất lượng không thua sản phẩm Úc. Rồi hàng loạt sáng kiến như cải tiến được đưa vào ứng dụng.

Không chỉ là một kĩ sư giỏi, anh còn là một cán bộ Đoàn xuất sắc của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 6. Hơn mười năm làm công tác Đoàn, hiện nay anh là Phó Tổng Giám đốc công ty bêtông 620-Châu Thới.

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ- Huy chương “Vì thế hệ trẻ” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng

- “Thanh niên tiến tiến – Gương mặt trẻ Thành phố” năm 1998- Chiến sĩ thi đua toàn quốc- “Thanh niên tiên tiến miền Đông Nam Bộ” năm 2000

Cán bộ Đoàn - Hội - Đội tiêu biểu
16

Chị Nguyễn Thị Nghĩa

• Họ và tên : Nguyễn Thị Nghĩa• Ngày tháng năm sinh: 8/12/1948 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Chức vụ hiện nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP, Đại biểu Quốc hội khóa XI

Nhiều người biết đến chị Nguyễn Thị Nghĩa như một phụ nữ thành đạt trong kinh doanh với hệ thống siêu thị Coopmark, nhưng trước đó chị đã từng là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn.

Chị tham gia họat động Đoàn từ trước năm 1975, sau năm 1975, chị giữ chức Trưởng Ban Thiếu nhi trường học Thành Đoàn. Năm 1981, chị chuyển công tác sang Ban Quản lý Hợp tác xã Mua bán của thành phố, giữ chức vụ Phó Ban, rồi Trưởng Ban Quản lý.

Từ năm 1989 đến năm 2004, chị là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố. Với vai trò lãnh đạo đơn vị, chị đã điều hành Saigon Coop kinh doanh hiệu quả, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng và đơn vị ngy một phát triển mạnh.

- Huân chương lao động Hạng Nhì, Huy chương “Vì thế hệ trẻ” của Trung ương Đoàn. - Bằng khen của Trung ương Đoàn.- Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2002

17

Phó giáo sư - tiến sĩ Trần Hoàng Ngân

• Họ và tên : Trần Hoàng Ngân• Ngày tháng năm sinh: 26-10-1964 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Phó giáo sư, tiến sĩ – Trưởng Khoa Ngân hàng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐH Kinh tế

Phó giáo sư- tiến sĩ Trần Hoàng Ngân mồ côi mẹ từ rất sớm, anh sinh ra trong một gia đình lao động tại Quận 8.

Anh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn của cuộc sống, làm đủ thứ nghề từ bán kem, bán báo, đạp xích lô… để có tiền đi học và nuôi 3 người em. Trở thành giảng viên Đại học năm 1985, năm 2002, anh là người trẻ nhất trong nước được phong học hàm Phó Giáo sư.

Anh đã tổ chức nhiều sân chơi học thuật như Dynamic – nhà doanh nghiệp tương lai, thị trường chứng khoán, hối đoái ảo thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia.

Bản thân anh có trên 50 bài báo khoa học, 5 công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ và trường, 5 tham luận Hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam, chủ biên 5 quyển sách chuyên ngành…

- Năm 2001: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.- Năm 1996 – 2004: Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.- Năm 1995: Bằng khen của Trung ương Đoàn, UBND thành phố, Thành Đoàn, Huy chương Danh dự Trung ương Đoàn.- Năm 1995, 2000: Biểu dương Người tốt, việc tốt của UBND thành phố về tấm gương vượt khó thành đạt.- Năm 1975 – 1978: Bằng khen của Thành Đoàn, Quận Đoàn 8, Cháu ngoan Bác Hồ điển hình.- Năm 2004: Huy chương Vì thế hệ trẻ.
18

Chị Trương Thị Ánh

• Họ và tên: Trương Thị Ánh• Ngày tháng năm sinh: 13/03/1959• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Thành Ủy viên, Chủ tịch UBND quận I

Chị Trương Thị Ánh nguyên là Uỷ viên Ban thường vụ Thành Đoàn, Bí thư quận Đoàn 1, có nhiều thành tích xuất trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, đóng góp nhiều giải pháp cho công tác xây dựng Đoàn; được Ban Thường vụ Thành Đoàn trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2002.

Chuyển sang công tác quản lý nhà nước, chị luôn suy nghĩ tìm giải pháp trong việc cải cách các thủ tục hành chính ngay tại Ủy ban nhân dân quận 1, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Trong cuộc sống đời thường, chị luôn hoà nhã, gần gũi với mọi người và được bạn bè, đồng nghiệp quí mến.

- Bằng khen Thủ tướng chính phủ năm 1997, 2003- Huy chương, Kỷ niệm chương: “Vì thế hệ trẻ”, “Chữ thập đỏ”, “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Công tác dân vận”,…- Giải thưởng Hồ Hảo Hớn do Thành Đòan TP.HCM trao tặng.- Bằng khen Bộ Công an, Bộ LĐTBXH, Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP,… - Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền.
19

Chị Lê Thị Trang

• Họ và tên: Lê Thị Trang• Ngày tháng năm sinh: 20/02/1968 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Giáo viên, Hiệu phó trường Tiểu học Phú Lâm - Q.6

Chị Lê Thị Trang trưởng thành từ cán bộ phụ trách Đội, ngay từ khi là đội viên, đang tham gia học tập và sinh họat tại trường Phú Định, chị đã tích cực tham gia phong trào “Kế họach nhỏ” và đạt danh hiệu “Dũng sĩ kế hoạch nhỏ” toàn quốc với 1.600 kg giấy đóng góp xây dựng Đoàn tàu thiếu nhi.

Năm 1981, chị vinh dự được chọn tham gia trại hè quốc tế ARTEK tại Liên Xô (cũ). Từ một cán bộ Đội, cán bộ Đoàn, chị đi học Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, về công tác tại trường Tiểu học Phú Lâm, trở thành Hiệu phó của trường.

Trong bất kỳ vị trí nào, chị luôn thể hiện trách nhiệm của mình, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố- Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền
20

Anh Lê Xuân Sinh

• Họ và tên: Lê Xuân Sinh• Ngày tháng năm sinh: 12/08/1971• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Chức vụ hiện nay: Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên – ĐH Mở Bán công Tp. Hồ Chí Minh

Tốt nghiệp cấp III, anh Lê Xuân Sinh tình nguyện nhập ngũ và được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng. Anh được tín nhiệm, phân công giữ quyền Trung đội trưởng, Phó bí thư Đoàn cơ sở. Xuất ngũ, anh thi vào Đại học.

Mặc dù điều kiện gia đình rất khó khăn nhưng anh đã phấn đấu vượt qua để học tốt và tham gia tích cực công tác Đoàn, là cán bộ Đoàn tiêu biểu trong 10 năm phong trào thanh niên tình nguyện của thnh phố.

Tham gia chiến dịch ASVH hè ngay từ năm đầu tiên 1994, từ đó đến nay, anh tham gia chỉ huy, lãnh đạo chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh của trường tại các mặt trận xa thành phố; có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng tổ chức Đoàn ở mô hình trường Đại học ngoài công lập đầu tiên của thành phố.

- Danh hiệu Thanh niên tiên tiến cấp thành phố, Miền Đông Nam bộ, cấp toàn quốc- Điển hình 10 năm phong trào TNTN của thành phố- 16 bằng khen của Trung ương Đoàn về thành tích học tập và tham gia công tác Đoàn.

- 07 Bằng khen của UBND TP.Hồ Chí Minh, KonTum, Quảng Nam, Đà Nẵng- Huy chương “Vì thế hệ trẻ” năm 2004.

- Được Trung ương Đoàn bình chọn là nhân vật điển hình của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1997-2003.

21

Anh Nguyễn Hoàng Dũng

• Họ và tên: Nguyễn Hoàng Dũng• Ngày tháng năm sinh: 19/6/1958• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Phó Giám đốc Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Khi đang là sinh viên y khoa, anh Nguyễn Hoàng Dũng tình nguyện đi bộ đội tại chiến trường Tây Nam và bị thương mất cả 2 tay. Xuất ngũ, anh tiếp tục thi vào Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Trở thành sinh viên, anh tiếp tục tích cực tham gia công tác Đoàn, học tập tốt.

Tốt nghiệp Đại học, anh trở thành cán bộ chuyên trách Đoàn, sau đó học tiếp Đại học kinh tế, học cao học quản lý nhà nước và trở thành thạc sĩ. Chuyển sang công tác chuyên môn, anh là Trưởng ban Xuất bản Giáo trình - Trường Đại học Khoa học tự nhiên, sau đó là Phó giám đốc Nhà Xuất bản đại học quốc gia.

Dù ở bất kỳ cương vị nào, anh cũng luôn cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Huy chương ”Vì thế hệ trẻ”- Bằng khen của Bộ Quốc phòng, Trung ương Đoàn, Uỷ ban nhân dân thành phố, Thành Đoàn…
22

Anh Quách Cường

• Họ và tên : Quách Cường• Ngày tháng năm sinh: 02/01/1963• Dân tộc: Hoa• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Chủ tịch Công Đoàn Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Anh Quách Cường nguyên là Phó Chủ tịch Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. Khi còn là cán bộ Hội, anh đã tích cực tham mưu các chủ trương, trực tiếp chỉ đạo và tham gia các hoạt động trọng tâm của Hội.

Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo hoạt động, tìm nguồn tài trợ để duy trì hoạt động của Hội Bạn thiếu nhi vào đời sớm; Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tập hợp thanh niên, xây dựng Hội, công tác huấn luyện của Hội; chủ động đề xuất, tham mưu nhiều nội dung huấn luyện cho Hội đồng Huấn luyện TW.

Sau khi chuyển công tác, ở cương vị mới vẫn tiếp tục quan tâm, đóng góp ý kiến, hỗ trợ cho hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên thành phố.

- Trong quá trình tham gia công tác Hội, anh đã nhận được nhiều bằng khen của Trung Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố.- Huy chương “Vì thế hệ trẻ”

Doanh nghiệp và quản lý trẻ
23

Anh Võ Quốc Thắng

• Họ và tên: Võ Quốc Thắng• Ngày tháng năm sinh: 09/12/1967• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị – Tổng Giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm, Đại biểu Quốc hội Khóa XI, Uy viên Đoàn Chủ tịch – Uy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uy viên Trung Ương Hội LHTN Việt Nam, Uy viên TW Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Uy viên Hội Gốm sứ Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP. Hồ Chí Minh.

Anh Võ Quốc Thắng hiện là Tổng Giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm, một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và tham gia tích cực các hoạt động công tác xã hội, tài trợ và hỗ trợ cho nhiều hoạt động lớn của Đoàn – Hội, đặc biệt là trên lĩnh vực hỗ trợ học bổng cho học sinh sinh viên nghèo khắp 61 tỉnh thành trong cả nước.

Từ nhỏ, anh vừa đi học, vừa phụ việc làm gạch trong gia đình đến năm 1985, anh mở xưởng sản xuất gạch bông tại Q.6. Năm 1993, anh đứng ra thành lập công ty TNHH SX- XD-TM Đồng Tâm, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng.

Là một công ty hoạt động có uy tín, hàng năm dưới sự lãnh đạo của anh, công ty nộp vào ngân sách nhà nước 40 tỉ đồng.

- Danh hiệu Nhà Doanh nghiệp Trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 1999- Bằng khen của TW Đoàn, Bằng khen của Uy ban TW Hội LHTN Việt Nam năm 2000, 2002.- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2000, 2002.

- Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”năm 2000 - Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Long An năm 2002.- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2004

24

Chị Cao Thị Ngọc Dung

• Họ và tên: Cao Thị Ngọc Dung• Ngày tháng năm sinh: 8-10-1957• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty An Cư Đông Á, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Từ số vốn ban đầu 14 triệu đồng và 22 nhân sự, dưới sự lãnh đạo của chị Cao Thị Ngọc Dung, đến nay số vốn của Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận tăng hơn 103 tỷ đồng với 1400 nhân viên giỏi tay nghề.

Trong năm 2004, tổng doanh thu đạt được 1.660 tỷ đồng, lợi nhuận 18,2 tỷ. Chị Dung luôn gần gũi, giáo dục CB-CNV, chấp hành nghiêm túc những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tham gia các hoạt động xã hội.

Chị đã cùng tập thể CB-CNV đưa PNJ liên tục nhiều năm được khen thưởng và được bình chọn Top Hàng Việt Nam Chất lượng cao.

- Năm 1999: Giải thưởng Sao đỏ do Trung ương Đoàn trao tặng- Huân chương Lao động hạng Ban năm 2000, hạng Nhì năm 2003- 3 lần Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành nhiều năm liền- Bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố.- Bằng khen Hội LHTN Việt Nam, Hội LHTN TP.HCM

25

Anh Nguyễn Việt Dũng

• Họ và tên: Nguyễn Việt Dũng• Ngày tháng năm sinh: 1-11-1965 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Phó Giám đốc Bưu điện thành phố

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ, anh Nguyễn Việt Dũng đã tích cực tham gia công tác Đội, công tác Đoàn. Anh bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ ngành điều khiển các các hệ thống kỹ thuật năm 1993.

Về công tác tại Bưu điện thành phố, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chủ trì và tham gia nghiên cứu hàng chục công trình, đề tài, sáng kiến về ứng dụng công nghệ thông tin. Có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào NCKH, ứng dụng công nghệ mới tại Bưu điện TP và Công ty Tin học Bưu điện TP.

Hiện nay, anh là Phó Giám đốc Bưu điện thành phố. Trong vai trò lãnh đạo đơn vị, anh tiếp tục quan tâm hỗ trợ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại đơn vị

- Huy chương “Vì thế hệ trẻ”, huy chương Danh dự của Trung ương Đoàn.- Bằng khen của Tổng cục Bưu điện, Bộ Bưu chính viễn thông 1998 – 2004.

- Bằng khen của UBND TP - Bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.- Cúp vàng Nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam xuất sắc toàn quốc năm 2003.

- Nhiều lần bình chọn Gương mặt tiêu biểu trong phong trào CKT của Thành Đoàn, Tài năng Trẻ Bưu điện.

26

Chị Võ Thị Ngọc Thu

• Họ và tên: Võ Ngọc Thu• Ngày tháng năm sinh: 14-04-1960 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Đạo – Quận 5

Chị Võ Ngọc Thu bước vào nghề giáo từ năm 1978. Hơn 20 năm làm công tác giảng dạy và quản lý giáo dục, chị luôn tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho các đồng nghiệp trẻ, cho các em học sinh được tham gia hoạt động Đoàn – Đội thuận lợi.

Năm 1999, chị về công tác tại trường Minh Đạo và luôn luôn đưa trường đạt danh hiệu thi đua xuất sắc – lá cờ đầu của quận, nhận nhiều bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo thành phố. Chương trình sinh hoạt Đội, Sao Nhi đồng được vào chương trình học của tất cả các lớp – là mô hình mẫu đang được các trường tại quận 5 áp dụng thực hiện.

Dự án “Môi trường học thân thiện với trẻ” cũng được đánh giá rất cao. Chị đã dành hết tâm huyết của mình cùng CB-CNV xây dựng trường vững mạnh.

- Năm 1984-1985: Giáo viên dạy giỏi cấp Quận- 18 năm liền là Chiến sĩ Thi đua cấp Quận- Chiến sĩ thi đua cấp Thành 3 năm liền (2001-2004)

- Năm 1997: Huy hiệu “Vì Tài năng trẻ quận 5”- Năm 1998: Huy chương Danh dự – TW Đoàn- Năm 2001: Huy chương “Vì Sự nghiệp giáo dục”

- Năm 2003: Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo và nhiều bằng khen chị nhận được cho các hoạt động Đảng, chuyên môn và đoàn thể.

27

Thạc sĩ Dương Thị Trúc Bạch

• Họ và tên : Dương Thị Trúc Bạch • Ngày tháng năm sinh: 15/07/ 1956 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – TPHCM, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Khoá V và Khóa VI

Tham gia công tác giáo dục đào tạo từ năm 1977, chị Dương Thị Trúc Bạch đã có những đóng góp tích cực cho ngành và luôn hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn. Đoàn trường Nguyễn Thị Minh Khai luôn là “Lá cờ đầu phong trào Đoàn khối PTTH TPHCM”.

Năm 1997, khi làm Hiệu trưởng trường, chị đã nỗ lực phấn đấu cùng với cán bộ- GV- CNV xây dựng trường ngày càng mạnh hơn về các mặt phong trào.

Chất lượng dạy và học được chị đặc biệt chú trọng để liên tục nhiều năm liền trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai đạt tiên tiến– xuất sắc cấp thành phố, nhận Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1999), nhận Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2003).

Hơn 30 năm tâm huyết với nghề, chị đã có rất nhiều đóng góp rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ.

- Nhiều Bằng khen của TW Đoàn và Thành Đoàn, Huy chương Danh dự Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.- Năm 1994-2004: Bằng khen của HĐND TP Khóa V & VI

- Năm 1997-2003: Bằng khen của Liên đoàn Lao động TPHCM, bằng khen của BCH Công đoàn Giáo Dục VN, Huy chương “Vì sự nghiệp Công đoàn”.- Năm 1999-2000: Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Năm 2002-2003: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ- Huy chương “Vì Sự nghiệp gio dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng, Huy chương “Vì Sự nghiệp thể dục thể thao” do Ủy ban Thể dục Thể thao trao tặng.

Thanh niên nông thôn sản xuất giỏi
28

Anh Lý Văn Búp

• Họ và tên : Lý Văn Búp• Ngày tháng năm sinh: 1965 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Nông dân, thành viên CLB khuyến nông của huyện Hóc Môn

Sinh ra trong gia đình nông dân, hiểu được nổi khổ cực của người lao động, anh Lý Văn Búp đã tìm cách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao hơn cho các sản phẩm.

Với diện tích canh tác chỉ 4 ha theo mô hình VAC: xoài, tre Lục; gà, vịt, sản xuất lúa giống cung cấp cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng thu nhập hàng năm của gia đình anh là 100 triệu đồng; trở thành một trong những nông dân lao động giỏi tại địa phương, luôn chia sẻ kinh nghiệm, quan tâm hỗ trợ cho thanh niên tại địa phương vượt nghèo và tham gia tích cực các họat động Đoàn và phong trào thanh niên…

Anh Búp hiện là thành viên CLB khuyến nông của huyện Hóc Môn

- Nông dân sản xuất giỏi cấp huyện nhiều năm liền từ 1987 đến nay.- Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền của thành phố.- Bàn tay vàng Hội thi IBM- Thanh niên tiên tiến từ năm 1987 – 2003.

- Được bình chọn “Gương mặt trẻ Thành phố 20 năm”- Đã nhận được nhiều bằng khen của Trung ương Hội nông dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, Thành Đoàn.

29

Anh Nguyễn Nam Quốc

• Họ và tên : Nguyễn Nam Quốc• Ngày tháng năm sinh: 1964• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp: Nông dân

Bị mất cả hai tay nhưng anh thương binh Nguyễn Nam Quốc quyết không đầu hàng số phận. Anh đã phải tự mày mò học hỏi rất nhiều để có thể làm giàu từ đất. Người thường lao động đã vất vả thì anh Quốc phải vất vả gấp đôi.

Vượt qua thử thách của số phận, anh Quốc đã có nhiều thành tích xuất sắc mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Bản thân vượt khó làm giàu, anh còn giúp đỡ thanh niên tại địa phương có việc làm, học tập kinh nghiệm trong chăn nuôi, là tấm gương điển hình cho thanh niên nông thôn phấn đấu, nuôi chí làm giàu.

- Bằng khen Uỷ ban nhân dân thành phố nhiều năm liền. Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Thương binh vượt khó”, “Thanh niên tiên tiến” cấp thành.

30

Anh Lê Tuấn Ngọc

• Họ và tên: Lê Tuấn Ngọc• Ngày tháng năm sinh: 1977• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Chức vụ hiện nay: Cán bộ BCH Quân sự xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, anh Lê Tuấn Ngọc đã sớm làm quen với ruộng đất và cày cuốc, anh hiểu được nổi khó nhọc của những người nông dân khi thiếu phương tiện kĩ thuật để giúp giảm bớt sức lao động mà vẫn thu hoạch cao.

Tìm được cách áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng suất trồng lúa giống từ 2-3 tấn/ha lên 6 tấn/ha; anh Tuấn Ngọc trở thành nông dân sản xuất giỏi và nhanh chóng làm giàu trên mảnh đất của mình.

Không chỉ sản xuất giỏi, anh còn là điển hình trong phong trào “ Thanh niên 3 giúp”, tham gia tích cực các hoạt động hỗ trợ thanh niên sản xuất, các công tác xã hội tại địa phương.

- Là điển hình “Tài năng trẻ” do Thành Đoàn bình chọn năm 1999.- Điển hình trong phong trào “ Thanh niên 3 giúp”

31

Anh Bùi Văn Le

• Họ và tên : Bùi Văn Le• Ngày tháng năm sinh: 05-10-1956• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Thành viên Hội “Chim cá cảnh” quận 12

Anh Bùi Văn Le từng là cán bộ Đoàn xuất sắc, nhận nhiều bằng khen của Trung ương Đoàn, ngaòi ra còn được nhận danh hiệu “Kiện tướng nông nghiệp”, là thanh niên nông thôn sản xuất giỏi nhiều năm liền.

Anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong nhiều năm qua, luôn gắn bó với các phong trào thanh niên.

Hiện nay anh vẫn tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên trong sản xuất nông nghiệp và các phong trào thanh niên tại địa phương.

- Anh đã nhận được nhiều bằng khen của Trung ương Hội nông dân, Trung ương Đoàn, Ủy ban nhân dân thành phố.- 07 Bằng khen Kiện tướng- Chiến sĩ thi đua cấp tàhnh phố, cấp cơ sở nhiều năm liền.- Anh đã từng được bình chọn là “Gương mặt trẻ thành phố 10 năm”.
Trí thức trẻ, tài năng trẻ
32

Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan

• Họ và tên: Vương Thị Ngọc Lan • Ngày tháng năm sinh: 15-09-1971 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Bác sĩ - Phó Trưởng Khoa Hiếm Muộn – Bệnh viện Từ Dũ

Khi còn đi học, chị Lan luôn được bạn bè yêu quý vì không chỉ học giỏi mà còn năng động, đi đầu trong các phong trào Đoàn – Đội, luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh mình.

Năm 1996, tốt nghiệp bác sĩ loại giỏi, chị về công tác tại Khoa Hiếm muộn của bệnh viện Từ Dũ. Tháng 8-1997, chị tham gia nhóm nghiên cứu thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam.

Hiện nay, chị là thành viên chính của đơn vị Hỗ trợ Sinh sản bệnh viện Từ Dũ. Chị đã có nhiều sáng kiến, cải tiến phác đồ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm nhằm giảm bớt chi phí, tăng hiệu quả, thu hút bệnh nhân đến điều trị.

Trên 20 đề tài nghiên cứu khoa học của chị được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và 5 báo cáo được trình bày tại các hội nghị quốc tế và khu vực.

- Từ năm 1999 – 2004: Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở- Năm 1998: Thành viên của tập thể cán bộ khoa học nữ đạt giải thưởng Kovalepskaia- Năm 1999: Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu do Trung ương Đoàn trao tặng

- Năm 2000: Danh hiệu “Thầy thuốc trẻ giỏi” – giải Nhất hội thi Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường đại học Y Dược toàn quốc

- Huy chương “Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương Đoàn- Năm 2003: Huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ” do Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam trao tặng.

33

Anh Nguyễn Đăng Thoại

• Họ và tên: Nguyễn Đăng Thoại• Ngày tháng năm sinh: 20-03-1968 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp-Chức vụ hiện nay: Dược sĩ, Phụ trách Phòng Nghiên cứu & Phát triển – Công ty OPC

Năm 1991, anh Nguyễn Đăng Thoại tốt nghiệp xuất sắc Dược sĩ - ĐH Y Dược TPHCM và về công tác tại Xí nghiệp Dược phẩm TW 26.

Nhiều năm liền làm Bí thư Đoàn cơ sở, anh luôn giữ vai trò tiên phong trong các phong trào. Thành lập và làm chủ nhiệm CLB Sáng tạo trẻ chuyên nghiên cứu mặt hàng mới, CKT…

Đoàn cơ sở luôn được xếp loại xuất sắc trong phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương. Anh đạt được nhiều giải thưởng sáng tạo khoa học, tiêu biểu nhất là nghiên cứu và đưa ra thị trường dược phẩm Kim tiền Thảo trị sỏi thận.

Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam điều trị trong lĩnh vực này và là một trong những sản phẩm chủ lực của công ty và ngành Dược Việt Nam. Song song với công tác quản lý, định hướng chiến lược cho công ty, anh còn tham gia vào nhóm nghiên cứu của Viện chế tạo ra nhiều loại dược phẩm có giá trị chữa bệnh cao.

- Năm 1992: Giải 3 Hội thi Tuổi trẻ Sáng tạo các truờng đại học Y Duợc toàn quốc- Năm 1993: được cấp bằng độc quyền Giải pháp hữu ích “Công nghệ sản xuất Chitin, Chitosan quy mô lớn”

- Năm 1996- 1997: Danh hiệu “Tài năng trẻ thành phố”, “Gương mặt trẻ thành phố” do Thành Đoàn TPHCM trao tặng, “Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam”- TW Đoàn - Năm 1997: HCV “Nhà sáng chế trẻ” do tổ chức sỡ hữu trí tuệ Thế giới – WIPO trao tặng

- Năm 1998: Giải 2 Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật TPHCM- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích “Xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ”

- Huy hiệu “Tuổi trẻ Sáng tạo TPHCM” năm 1998.- Nhiều Giấy khen xuất sắc công tác Đoàn của Thành Đoàn và Quận Đoàn 5 từ 1994 – 1999.

34

Anh Võ Hoàng Liệt

• Họ và tên: Võ Hoàng Liệt• Ngày tháng năm sinh: 19-11-1961 • Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Nghề nghiệp - Chức vụ hiện nay: Kỹ sư, Giám đốc – Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị LIDUTA

Năm 1983, tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí trường Đại học Bách Khoa, anh Võ Hoàng Liệt về làm việc tại Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương, được đề bạt làm Phó Quản đốc phân xưởng Cơ điện vào năm 1988. Đến năm 1991, anh trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân LIDUTA.

Hơn 13 năm hoạt động khoa học kỹ thuật- chuyên môn, anh đã tham gia nghiên cứu thiết kế chế tạo mới các loại thiết bị phục vụ cho công nghiệp sản xuất trong nước, các loại thiết bị, dây chuyền sản xuất có giá trị ứng dụng cao và đạt được nhiều giải thưởng.

Ngoài việc quản lý đưa doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, luôn thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và tham gia tốt các hoạt động phong trào địa phương, như cấp học bổng cho học sinh nghèo, công tác xã hội…và xây dựng Công Đoàn cơ sở vững mạnh. Anh là một trong 13 nhà khoa học của TP được tôn vinh lần thứ I

- Năm 1990- 1991: Giải A Hội thi Sáng tạo KT thành phố - Năm 1991: Huy chương vàng Tuổi trẻ sáng tạo – TW Đoàn, Huy chương Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động VN, giải Nhì hội thi sáng tạo KT tồn quốc

- Từ năm 1994- 2001: đạt nhiều giải thưởng Sáng tạo KT về chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất cà phê hịa tan, máy đóng gói bánh kẹo tự động…- Danh hiệu Nhà Sáng tạo trẻ 10 năm liền (1990-1999) của LĐLĐ TPHCM

- Năm 2001: Huy chương “Vì Thế hệ trẻ” – TW Đoàn- Năm 2002: Thư khen của Chủ tịch nước cùng với nhiều giải thưởng và bằng khen của cơ quan các cấp.

35

Anh Trần Minh Triết

• Họ và tên: Trần Minh Triết• Ngày tháng năm sinh: 19-08-1979• Dân tộc: Kinh• Tôn giáo: Không• Chức vụ hiện nay: Giảng viên khoa CNTT – ĐH KHTN

Anh Trần Minh Triết được mọi người biết đến từ thời học sinh sinh viên với kết quả học tập luôn ở đỉnh cao. Anh là Thủ khoa trong kì thi tú tài TP.HCM Vào học tại trường ĐH KHTN, anh tiếp tục giữ vững thành tích đó với luận văn tốt nghiệp được chấm điểm tuyệt đối 10/10 (thủ khoa, xếp loại xuất sắc).

Khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp bậc Cao học chuyên ngành Công nghệ thông tin, anh lại được nhận số điểm tuyệt đối 10/10 (thủ khoa, xếp loại xuất sắc). Được giữ lại trường và giảng dạy tại khoa Công nghệ thông tin, anh luôn tích cực hỗ trợ các hoạt động của SV, đặc biệt là trong các phong trào nghiên cứu khoa học.

Anh đã thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp nhà nước và thành phố; tham gia viết các bài báo khoa học cho các hội nghị quốc tế và tạp chí khoa học quốc tế.

- Bằng danh dự của Viện Hóa học Hoàng gia Úc năm 1995, 1996, 1997.- Bằng khen điển hình sinh viên học tập, NCKH ĐH Quốc gia năm 1999, 2000, 2001.

- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ năm 2001- Gương mặt trẻ tiêu biểu do TW Đoàn xét chọn năm 2001, Huy chương “Tuổi trẻ sáng tạo” năm 2001.

- Giải nhất giải thưởng Vifotec, Giải thưởng KHKT Thanh niên, Giải I Eureka năm 2001.- Giải A triễn lãm “Tuổi trẻ sáng tạo hướng tới tương lai”, Giải III Sáng tạo KHKT TP.HCM năm 2003.

- Danh hiệu “Gương mặt trẻ” TP.HCM (1997), “Thanh niên tiên tiến” TP.HCM (1998), “Thanh niên tiên tiến” miền Đông Nam Bộ (2002).

36

Em Nguyễn Khánh Ánh Hoàng

• Họ và tên: Nguyễn Khánh Ánh Hoàng• N

Ban tổ chức
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên