Phóng to |
Giáo sư Vũ Khiêu |
Thời điểm bài văn tế ra đời, tháng 3-1945, GS Vũ Khiêu 29 tuổi. Mở đầu bài văn tế, tác giả viết: “Một cơn gió bụi vừa tan / Hai triệu sinh linh đã mất / Khí oan tối cả mây trời / Thây lạnh phơi đầy cỏ đất....
Lịch sử VN chưa bao giờ có vụ chết chóc nào lớn như vậy. Trên thế giới cũng chưa có nơi nào xảy ra nạn đói khủng khiếp như thế trong thế kỷ 20. Vì thế, sự kiện này là sự kiện mà toàn thể nhân dân ta phải tưởng nhớ tới.
Phóng to |
Bia tưởng niệm nạn nhân chết đói năm 1945 tại Hà Nội nay chỉ còn khiêm tốn như thế này trong một ngõ nhỏ |
Ngày đó thảm thương lắm. Năm đó trời rét căm căm, đồng bào không có ăn, có nhà chết không còn người nào, xác chết lăn lóc trên giường, dưới đất… Trước cảnh đau đớn đó, tôi về thức trắng một đêm viết trong nước mắt bài văn tế. Nạn đói đã đặt nhân dân ta trước một con đường: hoặc sẽ chết, hoặc phải chiến đấu giành độc lập.
Giành được độc lập không chỉ để quét sạch kẻ gây đau khổ cho nhân dân mà còn để tưởng niệm, trả ơn những người chết đói. Vì thế, nạn đói không phải là tai nạn thoáng qua mà là vết thương không bao giờ lành, đặc biệt đối với những người đã sống trong thời kỳ đó.
Phóng to |
Xác người chết đói đầy đường đang được thu lượm đi chôn |
Phóng to |
Những xác người chết chưa kịp chôn cất |
Hà Nội đã có bia tưởng niệm ở nghĩa trang Hợp Thiện nhưng phải có một khu tưởng niệm rộng hơn chỗ hiện tại. Còn ngày tưởng niệm, tôi cho rằng nên lấy một ngày trước thời điểm kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, là thời điểm đau khổ nhất của nạn đói và chính nạn đói là động cơ thôi thúc tinh thần chiến đấu của nhân dân. Tổ chức tưởng niệm như thế để những người trẻ tuổi phấn đấu cho một tương lai không có thảm họa tương tự.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận