Giữ vệ sinh nơi công cộng: Rất dễ!
Phóng to |
Đừng biến đường phồ thành nơi chứa rác! |
Thành phố bây giờ đã đẹp hơn, xanh hơn nhờ được cải tạo, chỉnh trang. Nhất là trước các lễ hội, thành phố được trang hoàng; Trước và trong SEA Games lại càng rực rỡ, ngăn nắp hơn nữa. Các chiến dịch ngày chủ nhật xanh, chương trình xanh sạch đẹp, những người lao công thường xuyên nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ ngay vào ban ngày. Và rất nhiều, rất nhiều hành động khác nữa nỗ lực làm đạp, làm sạch thành phố.
Tuy nhiên, tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tồn tại. rất dễ để tìm thấy nhiều mảnh rác dọc theo hai bên tuyến đường; rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mới vừa uống. Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch vứt rác hay thậm chí khạc nhổ xuống đường; Các gia đình sống dọc bên đường mang gói trong bọc ra để xuống lòng đường. Vứt rác nơi công cộng, nhất là nơi có nhiều người tập trung thì rất phổ biến, kể cả ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất...
Mỗi ngày, công nhân vệ sinh thu gom khoảng 600 tấn rác từ các đường phố, rác thu gom từ các hộ dân khoảng 2.427 tấn/ngày. Hoạt động thu gom chỉ diễn ra từ 18 giờ đến 6 giờ sáng. Do đó, nếu rác bị vứt trên đường vào ban ngày thì cứ nằm chờ đến chiều tối, vệ sinh đường phố thế là... hết. Cho dù có nhiều toà nhà hiện đại, nhiều cửa hàng dọc phố được trang trí rất đẹp, nhiều bồn hoa đặt dọc phố nhưng dưới lòng đường hoặc trên vỉa hè có vài mảnh rác thì cũng thật khó coi.
Thành phần tri thức mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng thì thật đáng trách. Các nhà vệ sinh ở các trường học thì thật tồi tệ. Tôi có dịp đến viếng một trường đại học, khi bước chân vào nhà vệ sinh thì phải quay ra vì quá bẩn không thể dùng được. Các sinh viên dùng khăn giấy vứt lung tung quanh bồn rửa mặt. Còn bồn tiểu thì vứt đủ thứ, tàn thuốc, kẹo cao su, giấy vụn vò lại và nhiếu thứ khác nữa.
Cụm từ “không xả rác” đã trở thành điệp khúc. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đâu đó ở các ngã tư, các panô lớn có mang dòng chữ này. Nhiều người cho rằng, hành động xả rác đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ, thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác, v.v. Chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé 4 tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà?
Tuy nhiên, thói quen này lại dần mất đi khi các em lớn. Tại sao? Vì thầy cô giáo không còn đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn. Thêm vào đó, các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên làm theo. Hơn nữa, vứt rác cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ vào thùng rác. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành.
Bài viết này nhằm nhắc lại một điều cơ bản: không nên xả rác. Một vài đề suất nhỏ:
1. Khi xả rác hãy nghĩ đến những người nhặt và thu gom rác sau đó.2. Kẹo cao su với giấy gói, khăn giấy, giấy gói quà, túi xốp, v.v... có thể bỏ vào túi áo hay túi quần và mang bỏ vào thùng rác ở dọc đường hoặc ở nhà.3. Vỏ hộp sữa hay các loại rác có kích thước lớn hơn, bỏ vào túi xốp và treo ở trên xe gắn máy hay xe đạp, và bỏ vào thùng rác nào tiện lợi nhất.4. Không nhận tờ bướm quảng cáo phân phát trên đường vì sau đó phần lớn chúng bị vứt bỏ trên đường.5. Không ăn hoặc uống trên đường.6. Luôn nhắc nhở trẻ em không xả rác.
Thiết nghĩ những động tác trên đây không khó để thực hiện. Nếu được làm tốt, sẽ giảm đi đáng kể số người làm vệ sinh đường phố và họ sẽ rất vui khi bị “thất nghiệp”.
Huynh Nam, namhvvn@yahoo.com
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận