29/03/2007 04:26 GMT+7

Giữ sức khỏe để đạt kết quả cao trong kỳ thi

Bác sĩ NGUYỄN LÂN ĐÍNH (chuyên viên dinh dưỡng)
Bác sĩ NGUYỄN LÂN ĐÍNH (chuyên viên dinh dưỡng)

TT - Một số câu hỏi được nhiều em hỏi đi hỏi lại trong ngày hội tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-3, nên người ngồi tư vấn trong tư thế “luôn luôn lắng nghe” để tìm cách “thấu hiểu” được tâm trạng, thể trạng các bạn trẻ trong mùa tuyển sinh.

VD1RVOQR.jpgPhóng to

Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh do Tuổi Trẻ tổ chức ở Cần Thơ ngày 25-3, bác sĩ Nguyễn Lân Đính đang tư vấn sức khỏe cho thí sinh - Ảnh: N.Hùng

TT - Một số câu hỏi được nhiều em hỏi đi hỏi lại trong ngày hội tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Cần Thơ ngày 25-3, nên người ngồi tư vấn trong tư thế “luôn luôn lắng nghe” để tìm cách “thấu hiểu” được tâm trạng, thể trạng các bạn trẻ trong mùa tuyển sinh.

Học quên ngủ, quên ăn?

Cũng vì “hỏi lại” các em, nên chúng tôi nghiệm thấy “học ôn thi hay luyện thi đều đồng nghĩa với... thức khuya” và ngày nọ qua ngày kia, cho đến khi thi nên ít có em nào ngủ được trên 6 giờ/đêm Ị thiếu ngủ Ị than rằng học hay quên!

Dù là học thi, cũng đừng quên là con người ta (và nhất là tuổi teen) có ba nhu cầu cơ bản: ngủ - ăn - vận động, không thể “hi sinh” cái nào được cả. Và cũng không thể thay thế “ngủ” bằng “ăn” hay “tẩm bổ” được!

Ngủ phải chiếm ít nhất 1/3 thời gian một ngày, tức 8 giờ. Ở tuổi dưới 18, có khi còn cần đi ngủ sớm (khoảng 21g), ngủ nhiều hơn nữa mới thuận lợi cho việc phát triển chiều cao vì hormon tăng trưởng chỉ tiết ra lúc ngủ say nửa đêm về sáng.

Thế thì làm cách nào học có hiệu quả mà không phải thức khuya? Người tư vấn bèn phải “bật mí” một bí quyết đã giúp mình thi đậu vào ngành y năm xưa: lên chương trình học ôn mỗi ngày một bài với nguyên tắc tự mình làm một bản tóm lược 1/2 trang - 1 trang/ mỗi bài và trước khi đi ngủ lướt qua tất cả các bản tóm lược đã tích lũy được cho tới hôm đó.

Trước khi leo lên giường là cốt để gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ, trước khi đưa não vào giấc ngủ.

Để đảm bảo sức khỏe tâm thần lúc ôn thi

Không nên học ngay sau bữa ăn. Vì máu dồn vào bao tử thì lượng máu đưa lên não có chiều giảm xuống Ị dễ buồn ngủ.

Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao (giờ ra chơi) - những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc; giãn nhưng đừng chùng hẳn xuống, có khi ngủ luôn đấy! Nên đi đi lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ như đánh cầu lông, đánh bóng bàn, làm một vài động tác thể dục..., tránh vận động nhiều và mạnh.

Có một vài em có khả năng “giải lao” trong khi học môn này bằng cách sang qua một môn khác, điều đó cũng tốt thôi, nhưng không phải em nào cũng làm được như vậy. Nói chung, học thì hoàn toàn chú tâm vào việc học.

Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 giờ một ngày, nhiều nhất là về đêm, để sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

Về ăn uống

Dễ nhớ nhất là nguyên tắc: khi đói Ị cần ăn! Cho mỗi bữa ăn để đạt quân bình dinh dưỡng tốt nhất là nên ăn theo ô vuông dinh dưỡng gồm bốn nhóm thức ăn:

Nhóm lương thực (ngũ cốc và khoai) chủ yếu đem lại tinh bột.

Nhóm thức ăn giàu đạm, động vật (thịt, cá, trứng..) và thực vật (họ đậu, hạt có dầu...).

Nhóm thức ăn giàu chất béo, động vật (mỡ, bơ...) và thực vật (các loại dầu...).

Nhóm rau, trái cây là nguồn vitamin, muối khoáng, chất xơ.

Và cũng đừng quên uống nước vì nước chiếm trên 2/3 trọng lượng cơ thể, khối máu tuần hoàn: có khi nhức đầu là một dấu hiệu thiếu nước nên phải nhắc “nhớ uống nước khi nhức đầu” nhé.

Học thi dễ bị stress

Và đây cũng vậy, người tư vấn lại có dịp nhắc các bạn áp dụng vài “bí quyết” đối phó rất hiệu nghiệm: 1. Lấy lại bình tĩnh, sự tự tin bằng phương pháp thở chậm, thở “bằng bụng”, điều hòa tuần hoàn bằng nhịp thở ra, hít vào “êm, chậm, sâu, đều” theo cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (thở yoga khoảng 10 nhịp/phút). 2. Uống một ly nước lọc - chậm, cũng như nhai kỹ, nuốt lúc ăn. 3. Bách bộ nơi thoáng mát, để điều hòa căng thẳng trí não bằng vận động chân, tay.

Bác sĩ NGUYỄN LÂN ĐÍNH (chuyên viên dinh dưỡng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên