![]() |
Khi chẳng may xảy ra thiên tai, báo in trở thành phương tiện thông tin hữu ích. Trong ảnh: Thiếu niên Trung Quốc đọc báo tại khu vực bị động đất ở Tứ Xuyên tháng 5-2008 - Ảnh: AFP/Getty Image |
Pháp: “Chủ yếu sử dụng Internet, thỉnh thoảng xem truyền hình”
Trên toàn châu Mỹ Latin, tỉ lệ người đọc báo in khá thấp. Tại Brazil, tờ báo hàng đầu là Folha De Sao Paulo có lượng phát hành chỉ 316.000 bản trong khi dân số cả nước là 196 triệu người. Tại Nicaragua, chỉ 17% giới trẻ cho biết có đọc báo. Nghèo đói và nạn mù chữ là nguyên nhân chính, ngoài ra sự xa rời và thông tin nhàm chán trên báo cũng góp phần dẫn đến thực trạng trên. |
Đây là một phần trong kế hoạch trị giá 600 triệu euro (778 triệu USD) được Tổng thống Nicolas Sarkozy công bố hai tuần trước để vực dậy tỉ lệ độc giả giảm sút và “dụ” giới trẻ ra khỏi mạng Internet. Mặc dù được người trong ngành báo hoan nghênh, nhưng kế hoạch này bị các nhà bình luận ở Pháp chỉ trích là không giải quyết được phần gốc của vấn đề. Đó là nội dung báo in của Pháp quá già đối với giới trẻ, những người chủ yếu thu thập tin tức từ các trang web như Google News hay Digg-France.com.
Thầy Vincent Crespel, giáo viên của Roman, cho biết học trò của ông cũng có đọc báo phát không Metro hoặc 20Minutes trên tàu lúc đến trường. “Thật ra các em ấy có đọc báo in, nhưng thường chỉ là báo miễn phí”. Dù vậy, hầu hết học sinh của thầy Crespel đều xem trang web của báo Le Monde là một trong những địa chỉ yêu thích nhất. “Hễ cần thông tin có chiều sâu là học sinh lại truy cập vào đó ngay”.
Đức: “Đọc báo dễ hơn nhìn màn hình và thường làm tôi ngạc nhiên nhiều hơn”
Khoảng 47% người Đức 14-19 tuổi thường xuyên đọc báo (so với tỉ lệ 72,4% của toàn dân số), theo dữ liệu mới nhất từ Liên đoàn Các nhà xuất bản báo chí Đức (BDZV). Tỉ lệ này đã giảm mạnh so với 20 năm trước (77%) nhưng vẫn là tỉ lệ đáng mừng nếu so sánh với các nước khác - theo Anja Pasquay, người phát ngôn BDZV.
Trái với suy nghĩ thông thường, tại Đức, những người xem Internet là nguồn tin vẫn có khuynh hướng là những độc giả tích cực của báo in. Sarah Kunne, một nữ sinh 18 tuổi ở Berlin, thừa nhận vẫn thích báo in hơn. “Đọc báo dễ hơn nhìn màn hình và nội dung của báo thường làm tôi ngạc nhiên nhiều hơn trang web tin tức. Những trang web này thường gây cảm giác bội thực”.
“Giáo dục báo chí” là một phần quan trọng trong chương trình giáo khoa ở trường học Đức, thậm chí được đưa vào cả các cấp lớp mẫu giáo. Giới trẻ được dạy cách xác định các tờ báo và thường xuyên dành thời gian tự làm báo hoặc tham quan các tòa soạn báo. Một dự án báo chí mới được triển khai có tên gọi Tom’s book (Quyển sách của Tom) đang diễn ra khắp nước Đức, nhằm nêu bật tầm quan trọng của báo chí, được đánh giá rất cao nhờ tính phổ biến của nó.
Trung Quốc: “Tại sao phải mua báo?”
Ba thập niên qua là thời vàng son của báo chí Trung Quốc. Sau các cuộc cải cách kinh tế, số lượng đầu báo phát hành từ năm 1978-2002 đã tăng từ 186 lên 2.137. Sự gia tăng của dân số thành thị có học góp phần giúp lượng phát hành báo tăng trưởng ổn định. Theo các số liệu thống kê chính thức, từ năm 2007 có 53,7% cư dân thành thị 15-24 tuổi đọc báo mỗi ngày.
Nhưng ở một đất nước có số dân sử dụng Internet hàng đầu thế giới như Trung Quốc (khoảng 300 triệu người và vẫn đang tăng dần) thì giới trẻ đang nhanh chóng nói lời “giã từ báo chí”. Dong Aidi là một cô gái 18 tuổi thuộc tầng lớp trung lưu ở Bắc Kinh, đang học ngành tài chính quốc tế, nhưng không thể nhớ nổi lần cuối cùng mình cầm một tờ báo là khi nào. “Bố mẹ tôi trước đây thường mua báo nhưng bây giờ họ chẳng quan tâm nữa. Có quá nhiều cách thuận tiện hơn để thu thập thông tin. Tại sao phải mua báo rồi ngồi đọc? Thật phí thời gian quá!” - cô trả lời “tỉnh rụi”.
Mỹ: “Không có thời gian rờ đến tờ báo”
Nếu dùng thói quen đọc của giới trẻ Mỹ làm kim chỉ nam dự báo thị trường truyền thông toàn cầu thì dự án của tổng thống Pháp sẽ sớm tan theo mây khói. Giới trẻ nước này xa rời thói quen cầm báo trên tay đến nỗi nếu trả tiền cho họ để làm thế thì cũng chẳng có tác dụng gì.
Vào tháng 12 năm ngoái, Internet đã lần đầu tiên vượt qua báo in trở thành nguồn tin chính (trong nước và quốc tế) đối với toàn thể người Mỹ, chỉ đứng sau tin truyền hình. Khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện cho thấy với những người 18-29 tuổi, cuộc chiến giữa báo mạng và báo in đã ngã ngũ với phần thắng thuộc về báo mạng.
Một trong những lý do là giới trẻ nước này có khuynh hướng tìm hiểu tin tức bất cứ giờ nào trong ngày. “Giới trẻ cũng quan tâm đến tin tức, nhưng họ muốn đọc ngay khi có hứng, trong khi báo in thì không thể đáp ứng nhu cầu này” - Tom Rosenstiel, giám đốc một dự án đào tạo báo chí của Pew, nhận định.
Có lẽ David Helene, 18 tuổi, là đại diện tiêu biểu cho thế hệ của mình ở chỗ không thích đọc báo dù rất quan tâm tìm hiểu về chính sách đối ngoại và tin tức kinh tế. “Tôi thường bận túi bụi, hiếm có thời gian rờ đến tờ báo” - anh than vãn.
Venezuela: “Thông tin nhanh và năng động đồng nghĩa với Internet”
Đối với những thanh niên Venezuela tìm kiếm tin tức, báo in là nguồn mà họ tìm đến cuối cùng. Facebook, YouTube, phát thanh và truyền hình cho họ biết tất cả những gì họ cần.
“Họ muốn thông tin nhanh và năng động, điều đó thường đồng nghĩa với Internet” - Briceida Morales, giảng viên truyền thông tại Trường đại học Santa Maria ở Barinas, kết luận. Bà cho biết khi có một tin mà giới trẻ quan tâm xảy ra, những người có thể truy cập Internet - thông qua điện thoại di động, quán cà phê Internet hoặc máy tính tại nhà hay trường học - lập tức nhấp chuột vào trang web mà mình ưa thích.
Ấn Độ: “Báo chỉ thuật lại câu chuyện mà không phân tích”
Nhờ tỉ lệ biết chữ tăng cao và thị trường quảng cáo nở rộ mà báo in tại Ấn Độ đang bùng nổ. Đất nước này có khoảng 250 tờ nhật báo tiếng Anh với tổng lượng phát hành khoảng 40 triệu bản. Năm 2005, tờ Times Of India trở thành báo tiếng Anh khổ rộng có lượng phát hành cao nhất thế giới với hơn 2,4 triệu bản mỗi ngày. Đó là chưa kể hơn 1.000 tờ báo tiếng Hindi với tổng số phát hành 80 triệu bản.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều lo ngại rằng báo chí không thích ứng với độc giả trẻ tại Ấn Độ. Nhiều người đang chuyển sang sử dụng mạng hoặc điện thoại di động để lấy tin tức. Ngoài ra, nhiều người thích đọc tin thể thao, âm nhạc và chuyện của “sao” hơn là tin quốc tế hoặc chính trị. Shunit Kumar, một sinh viên 21 tuổi, dành ra gần một giờ mỗi ngày để lên mạng so với 20 phút dành cho báo. “Báo chỉ thuật lại câu chuyện mà không phân tích. Nếu quan tâm tôi sẽ lên mạng xem chuyện gì đang xảy ra”.
Không một nhà phân tích truyền thông nào nhận định rằng báo in đang hết thời ở Ấn Độ, nhưng đã có nhiều lo ngại về việc phải thay đổi nội dung. PN Vasanti, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông ở Delhi, nói rằng báo in đang tỏ ra nhún nhường trước việc bị “lá cải hóa và tầm thường hóa”.
“Xem trang bìa thì biết, chúng tôi không còn thấy những vấn đề quan trọng như môi trường, động vật hoang dã hay tham nhũng, giáo dục. Chúng tôi đang nhìn thấy dấu hiệu của một xu hướng tương tự xảy ra ở cả một nước như Ấn Độ chỉ để thu hút độc giả trẻ. Nhưng chúng ta cần phải hỏi cái giá mà chúng ta đang trả là gì”, ông Vasanti bức xúc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận