07/04/2018 19:24 GMT+7

Giáo viên chịu nhiều áp lực, thiếu đối thoại

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Liên quan đến những hành xử không đúng mực của giáo viên với học sinh trong thời gian qua, ThS Nguyễn Hồ Thụy An cho rằng điều này xuất phát từ việc giáo viên chịu quá nhiều áp lực, đào tạo kỹ năng sơ sài, thiếu đối thoại.

ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh - giảng viên Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power - cho rằng những hiện tượng giáo viên ứng xử không đúng mực với học sinh vừa qua có nguyên nhân sâu xa từ cơ chế, chính sách của ngành giáo dục.

Dĩ nhiên, giáo viên mấy tháng trời không giảng bài, phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng là họ sai. Nhưng, cái sai ấy xuất phát từ các áp lực tâm lý mà giáo viên phải gánh chịu, không có nơi để trình bày, chia sẻ, không ai trao cho họ công cụ để họ giải tỏa trước khi bước vào lớp.

Bản thân người giáo viên phải chịu quá nhiều áp lực. Lương không đủ sống, họ phải bươn chải lo toan. Họ cũng là con người, cũng có những lo toan về gia đình, cuộc sống rồi phải lo thay đổi phương pháp dạy học, lo sổ sách… dẫn đến tâm lý bất ổn.

Dĩ nhiên cũng có người biết cách vượt qua nhưng có người không biết làm thế nào để thoát khỏi những áp lực, lo lắng đó và rồi họ mang những áp lực, bực bội ấy vào lớp, đổ lên đầu học sinh.

Ngành giáo dục yêu cầu giáo viên rất nhiều nhưng lại không được trao công cụ để giải quyết các vấn đề tâm lý nên khi sự việc xảy ra, họ sẽ xử lý theo phần "con" nhiều hơn.

Có thể nói, thời lượng cho các môn học về tâm lý trẻ, đạo đức nhà giáo ở trường sư phạm khá ít và sơ sài. Nó không đủ để họ có thể rũ bỏ những vướng bận cuộc sống trước khi vào lớp.

Môi trường làm việc ở trường học chưa thực sự dân chủ, không có đối thoại thường xuyên, không có nơi để giáo viên có thể trình bày và được lắng nghe. Đối thoại giữa hiệu trưởng và giáo viên hầu như không có.

Đối thoại là một quá trình, chia sẻ và lắng nghe để giải tỏa những bức xúc, để vơi những lo lắng, áp lực, giải tỏa tâm lý chứ không phải khi xảy ra vụ việc rồi mới tiến hành đối thoại. Khi đó, đối thoại vô nghĩa, nhiều khi làm tình hình xấu thêm.

Để hạn chế những hành xử không đúng mực, việc đối thoại giữa ban giám hiệu và giáo viên cần thường xuyên hơn, dân chủ hơn để giáo viên có thể chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, áp lực của mình.

Cần tổ chức tập huấn cho giáo viên nhiều hơn. Đẩy mạnh các lớp tập huấn hướng dẫn giáo viên phương pháp giải tỏa cơn nóng giận, trao cho họ những bí quyết xử lý tình huống sư phạm. 

Trường học cũng cần có nơi để giáo viên có thể tìm đến để được tư vấn và giải quyết các vấn đề tâm lý gặp phải.

Hãy hạn chế tập huấn phương pháp dạy học. Một giáo viên có phương pháp dạy học tốt nhưng họ không có tâm hồn thanh tịnh, suy nghĩ tích cực thì họ dạy cũng chỉ để hoàn thành bài vở chứ chưa hẳn là một giáo viên tốt, đôi khi có thể gây ra những hành xử không đúng mực.

Cô phạt trò uống nước vắt giẻ lau, Bộ GD-ĐT nói gì? Cô phạt trò uống nước vắt giẻ lau, Bộ GD-ĐT nói gì?

TTO - Cô giáo lên lớp nhưng không giảng bài, cô phạt trò uống nước vắt từ giẻ lau bảng... khiến dư luận bàng hoàng tự hỏi chuyện gì đang xảy ra trong nhà trường.

MINH GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên