05/03/2012 06:34 GMT+7

Giải tỏa thắc mắc... chuyên sâu

TS NGUYỄN KIM QUANG(trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM)
TS NGUYỄN KIM QUANG(trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM)

TT - Buổi tư vấn tại phố núi Pleiku (Gia Lai) sáng 4-3 đã không còn nhiều câu hỏi về điểm chuẩn, thay vào đó là những băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi ra trường, thắc mắc rất sâu về điểm giống và khác nhau giữa những ngành nghề, tố chất phù hợp với các ngành nghề.

kvDhy4mo.jpgPhóng to
Thí sinh ở Gia Lai chăm chú nghe tư vấn - Ảnh: Trần Huỳnh

Không chỉ tư vấn chọn trường nào, học ngành gì, nhiều thí sinh còn đặt câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp, định hướng chọn ngành, học liên thông, những hướng vào đời ngoài con đường ĐH. PGS.TS Đỗ Văn Dũng nhận xét: “Dù ở địa phương vùng sâu nhưng các em thể hiện nhận thức rất tốt về việc chọn ngành nghề với những câu hỏi mang tính khái quát rất cao và rất sâu”.

ACe1vbqH.jpgPhóng to
Ảnh: Minh Đức

"Các bạn không phải lo lắm về chương trình học ĐH quá nặng! Chúng ta có thể học tập tốt, tiến xa hơn nữa nếu có sự chuẩn bị kế hoạch học tập, có mục tiêu hợp lý và phấn đấu thì việc học ở ĐH không quá khó khăn"

JIoTBuKU.jpgPhóng to
Ảnh: Minh Đức

"Bất cứ ngành nào nếu học tốt, đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng thì cơ hội việc làm, thăng tiến sẽ rất rộng mở. Các bạn nên chọn ngành theo sự yêu thích và năng lực của mình"

TS PHẠM TẤN HẠ(trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM)

Cần nguồn nhân lực địa phương

Những băn khoăn về điểm ưu tiên dành cho thí sinh khu vực miền núi, thí sinh dân tộc thiểu số, cơ hội làm việc ở địa phương chiếm đa số những câu hỏi được học sinh ở Gia Lai gửi lên cho ban tư vấn. Một học sinh đặt câu hỏi về ngành giáo dục tiểu học tiếng Jrai ở Trường ĐH Tây nguyên. Câu hỏi khiến thầy Hoàng Phương Đông - trưởng phòng GDTX và GDCN, Sở GD-ĐT Gia Lai - phấn khởi bởi “tỉnh nhà đang rất cần nguồn nhân lực địa phương như các em.”

Theo thầy Đông, không chỉ ngành giáo dục mà rất nhiều ngành nghề khác về y tế, kinh tế... tại Gia Lai đều cần những người địa phương biết tiếng Jrai, biết phong tục tập quán của đồng bào.

“Trường ĐH Tây nguyên có ngành giáo dục tiểu học, trong đó có chuyên ngành giáo dục tiểu học tiếng Jrai là nơi rất gần nhà để các em có thể thi vào, học tập và sau này phục vụ, cống hiến cho quê hương mình, bởi hiện Gia Lai đang thiếu nguồn nhân lực ở rất nhiều ngành nghề” - thầy Đông cho biết.

Tại buổi tư vấn, đại diện ngành giáo dục Gia Lai cũng tỏ ra băn khoăn, lo lắng khi khá nhiều con em ở tỉnh nhà sau khi học đh xong ít quay về mà chọn công việc ở những thành phố lớn, trong khi tỉnh Gia Lai có rất nhiều ưu đãi đối với người lao động. Một học sinh tâm tư: “Em có nguyện vọng vào ngành sư phạm hóa nhưng thầy cô và gia đình không đồng ý vì nghe nói sinh viên ngành sư phạm ra trường không có việc làm, xin thầy cô cho em một lời khuyên...”.

TS Nguyễn Thanh Hưng, phó trưởng khoa sư phạm Trường ĐH Tây nguyên, trấn an: “Trong bốn năm học ĐH, bạn cần nỗ lực để có điểm học tập cao và rèn thêm các kỹ năng để có thể tự tin khi ra trường. Ở khu vực các tỉnh Tây nguyên hiện nay, tốt nghiệp ngành sư phạm hóa bạn không chỉ dạy ở các trường THPT mà còn ở các trường THCS, cơ hội làm việc vì vậy khá nhiều chứ không đáng lo như bạn nghĩ”.

Chọn trường vừa sức

Qua phần trả lời, ban tư vấn cũng nhiều lần gợi ý, khuyến khích học sinh chọn trường vừa sức, gần nhà. TS Nguyễn Thanh Hưng cũng khuyên thí sinh có lực học trung bình khá nên chọn những trường vừa sức và có thể tham khảo điểm chuẩn các ngành đào tạo ở trường này để có thêm cơ hội trong kỳ tuyển sinh sắp tới.

Bên cạnh đó, cũng có không ít thí sinh yêu thích ngành y nhưng tự xác định năng lực học tập của mình không đủ sức vào ĐH. Một học sinh hỏi: “Em có thể học y sĩ rồi liên thông lên ĐH không?”.

Th.S Huỳnh Trương Lệ Hồng, phó ban đào tạo khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho hay hiện nhà trường không đào tạo y sĩ đa khoa bậc trung cấp và cũng không dạy liên thông từ y sĩ lên bác sĩ. Tại một số trường địa phương có đào tạo ngành y vẫn đào tạo y sĩ đa khoa. Muốn liên thông lên ĐH, các em phải được nơi công tác đề nghị đi học mới có thể liên thông lên ĐH để học bác sĩ. Tuy nhiên thí sinh dự thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM nếu không đủ điểm vào ĐH vẫn có thể xét tuyển bậc CĐ và trung cấp của trường. Bậc TCCN của trường có các ngành xét nghiệm, vật lý trị liệu, kỹ thuật hình ảnh. Trường xét tuyển dựa trên điểm thi ĐH hai môn toán, sinh.

Hỏi nhiều về xét tuyển

Tại chương trình, rất nhiều học sinh đặt câu hỏi về quy định xét tuyển thẳng đối với học sinh thiểu số trong tuyển sinh năm nay. TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho biết: “Thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ, nếu học ba năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

Những thí sinh này, sau khi nhập học, được học bổ sung kiến thức một năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.

Cùng con chọn nghề

Nhiều phụ huynh chạy xe gắn máy từ các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đắk Đoa... về tham gia. Ông Phan Thanh Quân - phụ huynh bạn Phan Thị Yến, HS Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) - chở con gái vượt gần 40 cây số đến tham gia chương trình từ rất sớm. Sau khi đã đặt các câu hỏi trực tiếp tại phần tư vấn chuyên sâu, hai bố con vẫn nán lại đến cuối buổi để tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi về nhu cầu việc làm của hai ngành công nghệ thực phẩm và công nghệ thông tin...

Đến cuối buổi các thành viên ban tư vấn vẫn rất bận rộn với hàng chục phụ huynh ở Pleiku nán lại hỏi thêm những thông tin về điều kiện ăn ở, học hành cho con. Bà Phí Thị Bích Nguyệt, phụ huynh một học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (Pleiku), cho biết: “Con gái tôi bị bỏng pô xe máy nên không đến nghe tư vấn được, tôi phải đi giúp. Nhiều thắc mắc của con giờ đã được các thầy giải đáp...”.

TS NGUYỄN KIM QUANG(trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên