Phóng to |
Chương trình tư vấn pháp luật “Cùng em vững bước” do Hội đồng Đội TP.HCM thực hiện - Ảnh: Q.LINH |
NST xin giới thiệu về tám tập thể này.
Niềm vui cho người nghèo
Ngay lần đầu tiên tổ chức (tháng 9-2009), Ngày hội đổi đồ cũ - cho bạn và cho người nghèo của Quận đoàn 5 lập tức được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Nhiều gia đình khó khăn tìm đến và ra về cùng nụ cười rạng rỡ với những món đồ “cũ người mới ta”.
Nếu ngày hội đầu tiên chỉ tổ chức cấp quận thì đến lần thứ hai ngày hội diễn ra khắp các phường. Và một thông điệp được gửi đi từ ngày hội: chia sẻ niềm vui cho những ai còn khó khăn mà cũng là để cùng nhau nhắc nhở tính tiết kiệm.
Pháp luật vào học đường Tại sao bạo lực học đường gia tăng theo chiều hướng xấu? Có cách nào giảm bớt những vi phạm pháp luật của tuổi học trò? Những câu hỏi như thế trước nhiều vấn nạn đang nổi lên của học đường làm nhiều người day dứt. Và những buổi tuyên truyền pháp luật “Cùng em vững bước” xuất hiện ngay tại khu dân cư không ngờ đã thu hút sự quan tâm của không chỉ trẻ em mà còn khá đông phụ huynh. Những kiến thức pháp luật cơ bản nhất đã được lồng ghép vào mỗi chương trình và nhẹ nhàng đến với học sinh. Đã có những buổi sinh hoạt mà học sinh cứ ngỡ mình đang giải quyết việc thật người thật chứ không phải tình huống giả định. Sau hơn hai năm thực hiện, chương trình “Cùng em vững bước” của Hội đồng Đội TP.HCM đã trải rộng đến các quận huyện toàn TP. Nhiều luật sư trẻ, cán bộ công chức nhiều lĩnh vực tại địa phương đã vào cuộc. Và ngay trong năm 2011, lần đầu tiên hoạt động này hướng đến các bạn nhỏ lang thang, kém may mắn, trẻ khuyết tật tại các mái ấm, cơ sở xã hội của TP. |
20 năm, cuộc thi tin học trẻ không chuyên do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn tổ chức khẳng định vị trí là một sân chơi tin học được chờ đợi của học sinh TP.HCM. Những ngày đầu tổ chức vỏn vẹn vài chục thí sinh và chỉ thi lý thuyết, kỹ năng tin học. Nhưng sau đó số lượng thí sinh đã tăng lên con số hàng ngàn và có thêm phần thi sáng tạo phần mềm tin học.
Nhiều tài năng tin học trẻ được tìm thấy qua sân chơi này, đặc biệt là những nhà tin học nhí đã thể hiện năng khiếu và niềm đam mê máy tính ngay lứa tuổi tiểu học. Không chỉ phát hiện, sân chơi còn hướng đến bồi dưỡng và phát triển kỹ năng tin học cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh.
Số hóa hoạt động sinh viên
Một trong những yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên mới ra trường ngày nay không thể thiếu phần hoạt động xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể ghi nhận đầy đủ việc tham gia của sinh viên. Câu chuyện ấy được chính các cán bộ Đoàn Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cùng đặt ra và đi tìm lời giải với “Hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá đoàn viên, hội viên bằng mã vạch trên thẻ sinh viên”.
Sinh viên đến với bất kỳ hoạt động phong trào nào của trường cũng sẽ được ghi nhận bởi hệ thống mã vạch được mã hóa trên thẻ sinh viên. Theo bí thư đoàn trường Bùi Quang Hùng, thông tin cập nhật thường xuyên, sinh viên chỉ cần nhập mã số là có thể biết được mình đã tham gia hoạt động gì, vào thời gian nào.
Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
Khởi động từ tháng 7-2007, chương trình do Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP.HCM vận động đoàn viên thanh niên TP tham gia ủng hộ nến để thực hiện “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”, tổ chức chỉnh trang phần mộ liệt sĩ (quét vôi, tổng vệ sinh, phát quang, làm mới các phần mộ) tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn TP.
Chương trình được tổ chức định kỳ vào các dịp lễ như 30-4, 27-7, Tết Nguyên đán... đã huy động hàng triệu lượt bạn trẻ và người dân tham gia. Năm 2008, Thành đoàn còn phối hợp với tám tỉnh thành tổ chức lễ thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Từ năm 2009 đến nay, Trung ương Đoàn đã phát động toàn hệ thống Đoàn cùng thực hiện chương trình đồng loạt vào đêm 26-7 nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ.
Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ
Chiến dịch do Ban Thanh niên trường học và Ban Thiếu nhi Thành đoàn phát động hè năm 1999-2000 với quy mô nhỏ. Sau thời gian gián đoạn, năm 2006 chiến dịch đã trở thành hoạt động được Thành đoàn phát động rộng rãi trên toàn TP. Đây là mô hình tập hợp và phát huy tinh thần tình nguyện của giáo viên trẻ và các bạn đoàn viên, học sinh tham gia vì cộng đồng. Hoạt động còn tạo môi trường rèn luyện kỹ năng cho bạn trẻ. Sau năm năm tổ chức đã có trên 30.000 giáo viên, học sinh tham gia.
Giúp bạn trẻ chọn một hướng đi
Chương trình “Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp” của báo Tuổi Trẻ được thực hiện từ năm 2003. Mỗi năm chương trình “tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp” được tổ chức theo chuỗi hoạt động đến với học sinh hơn 15 tỉnh thành.
Sau chín năm liên tục cải tiến, chương trình ngày càng mở rộng quy mô đi kèm nhiều hình thức tư vấn... Đến năm 2011, chương trình đã lan tỏa đến 16 tỉnh thành, tổng số học sinh tham gia vượt qua 100.000 người (ước khoảng 1/8 học sinh lớp 12 trên cả nước). Chương trình còn tặng báo cho các trường THPT, tạo cơ hội cho gần 1 triệu học sinh được tiếp cận thông tin tuyển sinh hằng năm.
Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh
Mùa hè năm 2007, Ban Mặt trận - an ninh quốc phòng - địa bàn dân cư Thành đoàn đã phát động chiến dịch tình nguyện dành riêng cho khu vực lực lượng vũ trang nhằm khơi gợi tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của các chiến sĩ trẻ. Trải qua bốn mùa chiến dịch đã có nhiều hoạt động thiết thực mang đậm dấu ấn người lính, phát huy chuyên môn, nghiệp vụ của những chiến sĩ trẻ trong phối hợp giải quyết các yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận