![]() |
Kiểm tra đồng hồ điện nhà khách hàng - Ảnh: Q.KHẢI |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Theo thông tư hướng dẫn thực hiện giá bán điện của Bộ Công nghiệp có hiệu lực từ 1-1-2007, giá bán lẻ điện áp dụng với mỗi hộ gia đình sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt được tính: 100kWh đầu tiên giá 550 đồng, 50kWh tiếp theo giá 1.110 đồng, 50kWh tiếp theo giá 1.470 đồng... Cơ sở để “khoán” định mức này dựa trên sổ hộ khẩu hoặc KT3 của mỗi hộ. Vì vậy, dù hộ có hai hoặc mười nhân khẩu đều được tính định mức như nhau.
Trường hợp bên mua điện có các hộ sử dụng điện dùng chung đồng hồ điện (có hộ khẩu riêng) trong thời gian chờ lắp đặt đồng hồ riêng, tạm thời cách tính giá điện được áp dụng theo nguyên tắc mức bậc thang của bên mua điện nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung đồng hồ điện.
Một tách thành... năm
Thấy chưa hợp lý nhưng vẫn phải làm Ông Nguyễn Văn Lý (phó giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM): Là người công tác trong ngành điện tôi thấy việc tính định mức đối với hộ gia đình sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt như hiện nay là chưa hợp lý. Nhưng ngành điện cũng không thể làm trái qui định. Các trường hợp tách hộ đủ điều kiện làm hợp đồng mua bán điện nên chúng tôi phải công nhận. Chúng tôi cũng dự đoán tình trạng này tiếp tục tăng nên từng kiến nghị Tập đoàn Điện lực VN (EVN) xem xét kiến nghị các cấp có thẩm quyền cao hơn tính lại định mức dựa trên cơ sở nhân khẩu thay vì theo hộ khẩu như hiện nay. |
Theo các điện lực (thuộc Công ty Điện lực TP.HCM), tình trạng khách hàng tách hộ để xin thêm định mức ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Một cán bộ thuộc Công an quận Phú Nhuận cho biết: trong khoảng 150 người dân đến hỏi thủ tục xin tách hộ thời gian gần đây thì có đến 100 trường hợp nêu lý do: để xin thêm định mức điện.
Do giá điện cao
Một cán bộ công tác lâu năm trong ngành điện nhìn nhận việc người dân đổ xô xin tách hộ để có thêm định mức điện có nguyên nhân do giá điện cao và cách tính định mức chưa hợp lý. Cán bộ này dẫn chứng trước đây giá điện bậc thang cao nhất cho điện sinh hoạt là 1.400 đồng/kWh, dịch vụ là 1.410 đồng/kWh. Nhưng sau khi giá điện có sự điều chỉnh (1-1-2007) thì giá bậc thang cao nhất của khối sinh hoạt tăng lên đến 1.780 đồng/kWh, cao hơn cả giá tính cho khối dịch vụ (1.580 đồng/kWh - giờ bình thường). Đối với nhiều người dân tại TP.HCM, tiền điện có khi bằng nửa tháng lương.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bội Khuê - bộ môn hệ thống điện Trường đại học Bách khoa TP.HCM (hiện là trưởng khoa điện - điện tử Trường đại học dân lập Bình Dương), đối với các mặt hàng thông thường khi khách hàng mua càng nhiều, giá càng giảm, nhưng đối với mặt hàng điện, nước thì ngược lại là bất hợp lý. Bất hợp lý nữa là việc tính toán định mức chưa công bằng giữa hộ có nhiều người với hộ có ít người. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến những hệ lụy khác: nếu nhà nào cũng tách 3-4 hộ khẩu rõ ràng ngành điện sẽ mất một khoản thu đáng kể vì ít trường hợp sử dụng vượt định mức mà còn tăng thêm gánh nặng trong việc kiểm tra, xác minh và quản lý. Ngành công an cũng bị tăng áp lực trong quản lý hộ khẩu.
Ông Nguyễn Văn Quang, phó viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, cũng cho rằng: “Để số lượng điện phân bổ một cách công bằng hơn giữa hộ ít nhân khẩu và hộ nhiều nhân khẩu, phải tính toán lại định mức điện theo hướng hộ nào cũng được hưởng một lượng định mức cố định, sau đó căn cứ vào số lượng nhân khẩu trong hộ để tăng thêm định mức cho hợp lý”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận