Bộ trưởng năng lượng Qatar trả lời họp báo sau hội nghị Doha - Ảnh: Reuters |
Cụ thể, giá dầu thô Mỹ giảm 5,62% xuống còn 38,05 USD/thùng, dầu thô Brent giảm 5,22% xuống 40,85 USD/thùng, theo Reuters.
Trong khi đó, các cổ phiếu năng lượng cũng trên đà lao dốc. Tại Nhật, Japan Petroleum giảm 6%, Inpex giảm 7,39%...
Trước ngày 17-4, thị trường thế giới hy vọng một thỏa thuận giữa các nước sản xuất dầu lớn, trong đó có Saudi Arabia và Nga sẽ giúp giữ sản lượng dầu thô ở mức của tháng 1-2016.
Hồi tháng hai, Nga, Saudi Arabia, Qatar và Venezuela đồng ý sẽ đóng băng sản lượng nếu các nhà xuất khẩu dầu khác đồng ý tham gia cùng.
Tuy nhiên, sự lạc quan bị dập tắt sau khi Iran đưa ra quyết định giờ chót rằng sẽ không tham gia Hội nghị Doha (Qatar).
Saudi Arabia, nước có tiếng nói quan trọng trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), thề sẽ không đóng băng sản lượng trừ khi các nhà xuất khẩu lớn khác cũng tham gia.
Nhà phân tích thị trường Angus Nicholson nhận định tình hình địa chính trị ở Trung Đông hiện nay là yếu tố góp phần khiến Hội nghị Doha thất bại.
Saudi Arabia sẽ không đời nào giảm sản lượng để nhường thị phần cho Iran giữa lúc hai nước đang tiến hành các cuộc chiến ủy nhiệm tại Yemen, Syria và Iraq.
Tehran vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ không xem xét việc đóng băng hay giảm sản lượng cho đến khi giành lại được thị phần của mình.
Sự kiện Doha ngày 17-4 đánh dấu mốc quay đầu của giá dầu thô sau một thời gian tăng hơn 50% nhờ dữ liệu tồn kho của Mỹ cộng với kỳ vọng của thị trường về thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Dầu thô Mỹ chạm đáy hồi tháng 2-2016 ở mức 26,21 USD/thùng. Dầu thô Brent rớt xuống 27,88 USD/thùng vào tháng 1-2016 và phục hồi được 55% kể từ thời điểm đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận