Theo đó, bột mài từ sừng tê giác có giá khoảng 31.000 bảng Anh/kg (tương đương 49.800 USD/kg).
Phóng to |
Một con tê giác tại công viên Krugersdorp, Nam Phi bị bọn săn trộm giết và cưa lấy sừng - Ảnh: Guardian |
Tờ báo cho biết các quốc gia như Nam Phi, Kenya và Ấn Độ đang phải nỗ lực chống lại nạn săn bắn trộm tê giác. Năm ngoái có đến 333 con tê giác bị giết lấy sừng tại Nam Phi, trong đó có đến 10 con thuộc loài tê giác đen Diceros bicornis, hiện đang được xếp ở mức “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Thống kê cho biết hiện chỉ còn khoảng 4.000 con tê giác Diceros bicornis sống tại các khu vực miền đông châu Phi, bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.
Nạn săn bắn trộm cùng với việc mất môi trường sống đã dẫn tới bốn trong số năm loài tê giác trên thế giới đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng, đó là tê giác Ấn Độ, tê giác đen, tê giác Java và tê giác Sumatra. Hiện trên thế giới còn chưa đầy 50 con tê giác Java và 250 con tê giác Sumatra.
Sừng tê giác đã được dùng trong y học cổ truyền châu Á hàng ngàn năm qua, nhưng các nghiên cứu khoa học cho biết không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng chữa bệnh của sừng này. Sừng tê giác được hình thành chủ yếu từ chất sừng (keratin), cũng được tìm thấy trong móng tay và tóc con người. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận