31/10/2009 09:44 GMT+7

Gãy nền xương bàn chân

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM)
ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM)

TTO - Năm 2005 tôi leo thang đứng không may bị gãy móc ở trên thang bị mẻ xương nhánh ở chân trái, mặt ngoài gần mắt cá chân. Tôi đến bệnh viện gần nhà bó bột nhưng không nẹp vít.

Gãy nền xương bàn chân

TTO - Năm 2005 tôi leo thang đứng không may bị gãy móc ở trên thang bị mẻ xương nhánh ở chân trái, mặt ngoài gần mắt cá chân. Tôi đến bệnh viện gần nhà bó bột nhưng không nẹp vít.

Sau thời gian băng bột 1 tháng BS tháo ra và chụp X-quang thì xương nhánh chân vẫn hở không liền.

Đã 4 năm nhưng chân của tôi đi lại nhiều vẫn đau và khớp xương mắt cá cứng. Tôi làm việc văn phòng hằng ngày và đi giày dép thấp bằng phẳng để tránh ảnh hưởng đến đau chân.

Vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi có cần phải mổ để nẹp vít không? Trong thời gian nẹp vít có phải bó bột không? Sau bao lâu thì có thể tháo vít ra được? Và nếu làm cách này thì chân đi lại nhiều có hết đau không?

Cao Thị Lệ Dung

- Trả lời của Phòng mạch online:

Theo những gì chị mô tả, chúng tôi nghĩ rằng chị bị gãy nền xương bàn số 5 của bàn chân.

Đây là loại gãy xương do giật đứt nghĩa là mảnh xương gãy bị giật đứt ra khỏi xương lớn. Cụ thể trong trường hợp này miếng xương bị gãy là do gân cơ mác ngắn (peronius brevis) giật đứt.

ImageView.aspx?ThumbnailID=371882

Thông thường mảnh xương này ít di lệch, nhưng trong trường hợp chấn thương mạnh miếng xương có thể di lệch xa làm khả năng liền xương kém đi.

Trường hợp của chị chúng tôi nghĩ mảnh xương không liền lại được và tạo nên khớp giả vùng này. Bình thường khớp giả vùng này không gây triệu chứng gì, nhưng trong một số trường hợp có thể gây đau hay mỏi khi bệnh nhân đi lại hoặc hoạt động thể lực nhiều như trong trường hợp của chị.

Hơn nữa khi bó bột vùng cổ chân, sau một thời gian khớp cổ chân sẽ bị cứng do bất động lâu. Do vậy sau khi bó bột cần phải tập vật lý trị liệu để phục hồi vận động của khớp cổ chân.

Nếu trong trường hợp tập không lấy lại được hết vận động khớp cổ chân thì có thể làm nội soi khớp cổ chân để giải phóng khớp. Tuy nhiên vì khi sinh hoạt ở thành phố chỉ có nhu cầu đi lại trên đất bằng phẳng nên việc khớp cổ chân bị hạn chế vận động một phần cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến chức năng của cổ chân.

Trong trường hợp của chị cần đi khám lại ở khoa chấn thương chỉnh hình để xác định rõ khớp giả vùng nào, mức độ hạn chế vận động của khớp cổ chân là bao nhiêu? Và nhu cầu đi lại của chị là như thế nào?

Dựa trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cho chị hay không. Và dĩ nhiên kết quả giảm đau hay không sẽ dựa trên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau từ đâu và do cái gì. Chúc chị mau có bàn chân bình thường để thoải mái khi đi đứng.

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM)

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên