- Ông PHẠM HUY PHONG (trưởng ban cố vấn Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM) trả lời:
Về lý thuyết, toàn bộ nhiệt lượng do 1kg gas sinh ra khi đốt có thể làm nóng khoảng 160kg nước lên đến nhiệt độ 1000C. Tuy nhiên trong thực tế, lượng nước có thể đun sôi từ việc đốt 1kg gas phụ thuộc rất lớn vào cách thức đun.
Cách thức đun sôi nước trong gia đình thường dùng bếp gas có thất thoát nhiệt ra môi trường xung quanh trong quá trình đun rất lớn. Ngoài ra, một lượng nhiệt khá lớn từ gas dùng để bay hơi nước trong quá trình đun nóng và làm sôi nước nên lượng nước có thể đun sôi từ 1kg gas trong thực tế ít hơn nhiều so với lý thuyết.
Tương tự 1kWh điện về lý thuyết có thể đun khoảng 12kg nước lên nhiệt độ 1000C, trong trường hợp sử dụng điện trở. Tất nhiên như trên đã nói, lượng nước có thể đun sôi thấp hơn so với lý thuyết do có những thất thoát nhiệt. Tuy nhiên với phương pháp đun thường dùng trong gia đình là dùng ấm (bình) đun điện với điện trở tiếp xúc trực tiếp với nước thì hiệu quả đun về mặt sử dụng năng lượng cao hơn so với sử dụng bếp gas (lưu ý ở đây chưa đề cập hiệu quả về mặt chi phí năng lượng).
Mời bạn đọc đặt câu hỏi và gửi về: Góc tư vấn “Tiết kiệm năng lượng: làm thế nào?”, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Email: tuoidt@tuoitre.com.vn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận