Phóng to |
Ảnh N.C.T |
Trong công văn này, EVN khẳng định “không nhất trí”, đồng thời cho rằng đề án của Bộ Công thương “thiếu tính khả thi, ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia”. Theo EVN, đề án của Bộ Công thương trái với nghị quyết của Đảng vì nghị quyết nêu phải hình thành tập đoàn kinh tế mạnh trong khi nếu theo đề án của Bộ Công thương, EVN sẽ bị chia nhỏ, chỉ có quy mô bằng 1/3 hiện nay.
Ngoài ra theo EVN, đề án của Bộ Công thương còn trái cả quyết định của Thủ tướng giao nhiệm vụ cho EVN chịu trách nhiệm chính trong phát triển nguồn điện và giữ vai trò chính đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện các chính sách công ích... Sau khi nêu các lợi ích của việc giữ lại EVN, ông Đào Văn Hưng nêu sáu bất cập của Bộ Công thương, trong đó chỉ rõ Bộ Công thương cố tình níu kéo mô hình bộ chủ quản vừa quản lý nhà nước, vừa điều hành sản xuất.
EVN cũng bày tỏ sự không đồng tình cách Bộ Công thương phân tích yếu kém của EVN là “EVN nắm cả ba khâu sản xuất, truyền tải, phân phối nên không thể minh bạch được chi phí từng khâu, tình trạng cắt điện không có kiểm soát và không rõ mục đích, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên lợi ích quốc gia”.
Cơ chế chào giá theo chi phí mà Bộ Công thương đề xuất cũng bị EVN cho là “không minh bạch, không kiểm soát được”. Khẳng định việc các công ty phát điện và công ty truyền tải nếu tách khỏi EVN sẽ khó có năng lực tài chính, EVN đề xuất cho lập hai tổng công ty phụ trách hai lĩnh vực truyền tải và phát điện nhưng vẫn trực thuộc EVN. Theo ông Hưng, điều này “để tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận