Bảo tàng Phú Yên khánh thành rồi... đóng cửaĐể cất cánh du lịch di tích lịch sử
![]() |
Du khách chăm chú xem một nghệ nhân của làng pháo đất Thọ Đà (Hiệp Lực, Ninh Giang, Hải Dương) nhào nặn đất ở Bào tàng Dân tộc học (Hà Nội) - Ảnh: N.Khánh |
Tuy nhiên, ngay cả việc giải quyết khúc mắc ban đầu này cũng đang gặp khó khi mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình. Phía các công ty du lịch cho rằng sản phẩm của bảo tàng hiện nay chỉ có những hoạt động tĩnh, công ty du lịch lại thiếu thông tin để “chào bán” đến du khách.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn (phó vụ trưởng Vụ Lữ hành) cho rằng: “Có một sản phẩm mà các công ty du lịch đang mong muốn khai thác, đó chính là khám phá bảo tàng về đêm. Loại hình này cực kỳ hấp dẫn du khách, nhiều bảo tàng ở Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được vì không gian đẹp nhưng họ không làm”.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Cường - phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - nói: “Bảo tàng xưa này trưng bày cái ta có chứ không trưng bày cái khách tham quan cần”. Nhưng bảo tàng cũng “than khó” khi trong điều kiện hiện nay, việc nâng cấp chất lượng dịch vụ chưa thể thực hiện do chưa có nguồn thu lớn nào ngoài tiền phân bổ của ngân sách nhà nước.
Một trong những khó khăn cho các tour tham quan bảo tàng hiện nay là thời gian dành cho tour tham quan thành phố đã bị rút ngắn xuống còn nửa ngày đến một ngày. Bởi vậy, vượt qua những đoạn đường tắc, giao thông chật hẹp…, lựa chọn an toàn cho các công ty du lịch là Bảo tàng Dân tộc học VN - nơi có hiện vật trưng bày khá phong phú và không gian đẹp.
Ngoài ra, một nguyên nhân được bà Lê Ngọc Thủy (Trung tâm nghiên cứu văn hóa ANC) chỉ ra là các công ty du lịch đang khá dễ dãi khi lựa chọn sản phẩm du lịch. Một ví dụ điển hình của sự thiếu chọn lọc là việc múa rối Thăng Long bị du lịch hóa, phông biểu diễn là Văn Miếu trong khi rối phải diễn ở thủy đình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận