Phóng to |
Giao diện trang chủ của Jumo - Ảnh: laptopmag |
Ý tưởng đằng sau Jumo là để giúp mọi người khám phá và theo đuổi những lý tưởng mà họ cảm thấy có ý nghĩa với bản thân. Chris Hughes hy vọng mạng xã hội đặc biệt này sẽ giúp khuyến khích tăng thêm khuynh hướng nhân ái giữa các cộng đồng dân sinh.
Phóng to |
Các “projects” (dự án) được chia làm nhiều lĩnh vực phong phú - Ảnh: Laptopmag |
Trang web hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và một điều lạ lẫm một chút, người dùng cần phải có một tài khoản… Facebook để đăng ký làm thành viên Jumo.
Ngoài những câu hỏi về tên, ngày tháng năm sinh và vị trí địa lý, mạng xã hội này còn yêu cầu người dùng đưa ra những đánh giá về mức độ quan tâm của bản thân về nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sức khỏe, văn hóa - nghệ thuật, giáo dục và đói nghèo. Sau đó, trang web sẽ đưa ra những gợi ý về những dự án (projects) mà người dùng có thể tham gia, song song với đánh giá chúng dựa trên mức độ quan tâm của chính người sử dụng.
Phóng to |
Người dùng cần đưa ra đánh giá cho các chủ đề được hỏi - Ảnh: Laptopmag |
Dù là bản beta (thử nghiệm) nhưng đã có một số tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng có mặt trên Jumo trong số hơn 3.500 nhóm và tập thể đang hoạt động tại đây, chẳng hạn như NPR, Planned Parenthood, ACLU, và Unicef, bên cạnh đó là những tổ chức ít được biết đến hơn, chẳng hạn như Trout Unlimited và Worldwide Fistula Fund.
Theo báo cáo từ tờ thời báo Los Angeles, bất cứ ai ấp ủ một hoài bão đều có thể tạo ra trang của riêng cá nhân hoặc tổ chức, nhưng chỉ những trang miễn thuế mới có quyền kêu gọi tài trợ.
Phóng to |
Khi đã tham gia vào một tổ chức trên Jumo, người dùng sẽ nhận được những thư tin tức cập nhật từ những tổ chức này, cũng như theo dõi được những cập nhật trên Facebook hay Twitter, Youtube. Hiện đã có 65.000 người đăng ký làm thành viên, và 20.000 người khác đã kết nối với Jumo thông qua Facebook hoặc Twitter.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận