21/03/2016 11:13 GMT+7

​Đồng bằng sông Cửu Long khô cằn trong hạn mặn trăm năm

NHÓM PV
NHÓM PV

TTO - Hạn hán, mặn xâm nhập đặc biệt nghiêm trọng đang tấn công Đồng bằng Sông Cửu Long, khiến  vùng đất này rơi vào cơn khát nước ngọt nặng nề nhất trong 100 năm qua.

​Đồng bằng sông Cửu Long khô cằn trong hạn mặn trăm năm

Hàng loạt thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mekong, chặn dòng chảy khiến nước từ sông Mekong về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt, xuống mức thấp lịch sử dẫn đếntình trạng xâm nhập mặn duy trì ở mức cao và hết sức nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao, hạn hán do hiện tượng El Nino ngày càng khốc liệt.

Tất cả đã cộng hưởng tạo nên một cơn khát nước ngọt nặng nề nhất trong 100 năm qua ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Lần đầu tiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhìn nhận hạn hán, mặn xâm nhập đang xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng.

Xác xơ trong hạn mặn kinh hoàng

- 13 tỉnh thành bị mặn xâm nhập. 10 tỉnh công bố thiên tai, trong đó nhiều tỉnh công bố cấp độ 2 (cấp độ lớn nhất).

- Nhiều khu vực cửa sông độ mặn tăng vọt kỷ lục, hơn 30g/l. 20 triệu người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long gồng mình tìm cách chống chọi

- Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo nhiều khu vực không còn khả năng xuất hiện nước ngọt trong suốt mùa khô. Một trong những điểm nóng là khu vực Cầu Nổi trên sông Vàm Cỏ - nơi cách biển khoảng 33km.

  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...

Thiệt hại nặng nề

Theo Bộ NN&PTNT, đã có 160.000ha lúa bị thiệt hại. Nếu tính theo tỉ lệ sản lượng đạt 5 tấn/ha thì ước tính 800.000 tấn lúa đã bị mất trắng. Với mỗi gia đình có diện tích sản xuất khoảng 0,5ha, thì xâm nhập mặn đã làm khoảng 300.000 hộ gia đình (khoảng 1,5 triệu người) trong những tháng qua không có thu nhập.

Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Kiên Giang (hơn 54.000 ha), Cà Mau (gần 50.000 ha), Bến Tre gần (14.000 ha), Bạc Liêu gần (12.000 ha)...

Diện tích lúa bị thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn của các tỉnh thành (đơn vị: nghìn hecta)

Bản đồ hiện trạng và Dự báo mặn xâm nhập tháng 3/2016 vùng ĐBSCL

Đối với vụ lúa hè thu 2016 nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6 thì toàn vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 500.000ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực.

Về nước sinh hoạt, hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình với khoảng 575.000 người bị thiếu nước. Không chỉ đối với hộ gia đình, cả khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, nhà máy chế biến đều thiếu nước ngọt.

Lao đao trong hạn mặn

Chưa bao giờ hàng triệu nông dân của nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long đối diện với hạn mặn như năm nay.

Lúa chết khô, cây trái, mía mất mùa, hàu chết, tôm sinh bệnh… vì độ mặn trong nước tăng vọt. Thiếu nước ngọt, nhiều hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn phải dùng nước nhiễm mặn để sinh hoạt.

  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...

Nai lưng chống chọi với hạn mặn

Nông dân chống chọi với tình trạng thừa nước mặn, thiếu nước ngọt bằng cách phổ biến cho nhau kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước, nông dân bơm nước vừa đủ, đảm bảo cây lúa sinh sống bình thườngqua bốn giai đoạn thay vì bơm và giữ nước liên tục như trước kia.

Lúa chết khô, cây trái, mía mất mùa, hàu chết, tôm sinh bệnh… vì độ mặn trong nước tăng vọt. Thiếu nước ngọt, nhiều hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn phải dùng nước nhiễm mặn để sinh hoạt.

Người dân vùng phèn, mặn quanh năm của Bạc Liêu đã trồng được giống lúa chịu mặn. Đây là một giải pháp được coi là “có triển vọng” trước tình trạng đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ bị xâm nhập mặn.

Nhiều doanh nghiệp tự cứu mình bằng cách mua máy xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt.

  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
  • ...
NHÓM PV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên