Phóng to |
Anh Nguyễn Văn Tài (giữa) hướng dẫn học viên lắp ráp linh kiện điện tử - Ảnh: M.VINH |
Vậy mà Tài làm được, lại còn là tác giả của nhiều ý tưởng sáng tạo, cải tiến một số linh kiện điện tử thuộc tập thể của Trung tâm Hướng nghiệp cho người khuyết tật - Tập đoàn Thanh niên TP.HCM.
Tài vừa được Trung ương Đoàn tôn vinh vì có thành tích lao động và hướng nghiệp cho người khuyết tật.
Đôi tay khó bảo
"Không nên đợi sự ban phát cái nhìn bình đẳng, mà nên phấn đấu hết mình để bình đẳng như mọi người dù hình thể không như nhau." |
Nhưng suốt thời gian học tin học, nhen nhóm trong lòng chàng trai một sở thích khác với điều mình đang học. Mỗi khi máy tính hư, thợ tháo máy ra sửa chữa thì Tài say mê ngắm nhìn những linh kiện bên trong. Tài “không chịu nổi” khi nhìn bạn bè mình đang làm nghề sửa chữa tivi phơi những tụ, IC và những bản mạch chằng chịt. Càng muốn được như bạn, càng muốn khám phá thế giới linh kiện điện tử, Tài càng tủi thân vì “không biết thầy nào dạy nghề cho người có đôi tay vụng về như mình”.
Năm 2005, tiến sĩ chuyên ngành điện tử Nguyễn Văn Tín, giám đốc trung tâm, đi tìm người khuyết tật về đào tạo nghề sửa chữa đồ điện tử để làm nòng cốt hướng dẫn những người cùng cảnh ngộ và đã gặp Tài. Tài nhìn đôi tay của mình rồi nhớ lại: “Khi mới học nghề tôi mê lắm, nhưng nhận ra rằng để có được đôi tay lanh lẹ sửa chữa của một người thợ đối với người bình thường đã khó huống hồ như mình”.
Tài đã chảy nước mắt tính đến chuyện bỏ ngang khi mới đầu học. Mỗi khi thấy anh quăng tuôcvit tỏ ra bất lực với đôi tay không chịu nghe lời thì thầy Nguyễn Văn Tín vỗ vai: “Kiên nhẫn đi, làm được mà, không việc gì phải vội. Người như cậu quan trọng là nhẫn nại, nếu không rèn được thì hỏng cả đời”.
“Thầy Tín đào tạo tôi cốt là để truyền nghề và niềm tin cho người khuyết tật đến trung tâm, nên tôi phải cố gắng nhiều hơn và làm sao để hiểu nghề thật nhiều, thật nhanh”, Tài cho biết.
Sự sáng tạo giúp ta bình đẳng
Tại sao bóng đèn huỳnh quang loại dài lại đen hai đầu? Tại sao loại đèn đó lại nháy nháy mấy lần mới chịu sáng? Những câu hỏi đó cứ vây lấy Tài khi anh bước qua giai đoạn nhập môn nghề điện tử. Tài mày mò và trao đổi với thầy để cho ra tăngphô điện tử thay tăngphô cơ và con chuột. Đặc điểm của loại thiết bị này là lắp ráp đơn giản, tiết kiệm điện, kéo dài tuổi thọ và rất phù hợp với những nơi điện áp thấp, không ổn định, nhất là vùng sâu vùng xa.
Dưới sự hướng dẫn của Tài và thầy Nguyễn Văn Tín, hiện trung tâm đã có những nhóm sáng tạo là người khuyết tật và cho ra lò nhiều sản phẩm điện tử có bản quyền thuộc về trung tâm như: máy công nghệ ozone, IC tiết kiệm xăng... Đặc biệt, nhờ việc trao đổi qua lại giữa các học viên cũ và mới mà trung tâm đã tạo nên nhiều giảng viên hướng nghiệp cho người khuyết tật và đã đi dạy ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tài cho biết: “Các sản phẩm do trung tâm nắm giữ bản quyền được thầy Tín tiếp thu từ nhiều ý tưởng nhỏ của anh em, sau đó hướng dẫn ngược lại cho mọi người phát triển. Thầy Tín dạy mình, giờ mình nói lại với các học viên rằng sự sáng tạo đem lại sự tự tin và bình đẳng cho người khuyết tật”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận