13/06/2011 08:21 GMT+7

Đối phó với sếp tham lam

VŨ HUYỀN (Theo Forbes )
VŨ HUYỀN (Theo Forbes )

TTO - Tình huống này ngày càng phổ biến ở công sở: bạn hay cả nhóm đã nỗ lực hết mình để hoàn thành dự án một cách thành công, nhưng khi báo cáo kết quả với ban lãnh đạo, sếp lại tham lam nhận hết công trạng về phần mình.

TEkfm4dY.jpgPhóng to
Ảnh minh họa - Ảnh: integrityhr.com
TTO - Tình huống này ngày càng phổ biến ở công sở: bạn hay cả nhóm đã nỗ lực hết mình để hoàn thành dự án một cách thành công, nhưng khi báo cáo kết quả với ban lãnh đạo, sếp lại tham lam nhận hết công trạng về phần mình.

Nếu bạn phớt lờ và cam chịu vì không muốn đấu tranh với sếp, sự tự tin và giá trị của bản thân bạn sẽ bị tổn thương. Bạn cần mạnh mẽ để đòi lại quyền lợi của mình.

Hãy khéo léo áp dụng những lời khuyên sau:

- Thay vì chỉ trích sếp vì những gì đã xảy ra, hãy hỏi sếp về những cơ hội giúp bạn chứng tỏ khả năng của mình trong tương lai. Hãy nhớ rằng thành công trong sự nghiệp dựa trên những gì người khác biết về khả năng của bạn. Nếu bạn thể hiện một cách công khai những khả năng của mình, bất cứ ai cũng sẽ nhận ra và như vậy, sếp sẽ không có cơ hội “cướp công” bạn. Bạn có thể đề nghị cơ hội thuyết trình trong một cuộc họp lớn, viết báo cáo quan trọng hay đại diện phòng ban tham gia hội thảo chuyên ngành…

- Không để sếp tiếp tục kiểm soát và tìm cách cướp lấy danh tiếng của bạn. Hãy chủ động hơn trong công việc của mình. Chẳng hạn thay vì thông qua sếp, bạn có thể làm việc trực tiếp với khách hàng bằng cách gửi thẳng bảng báo giá tới họ và gửi kèm (cc) cho sếp. Nếu sếp không thích bạn làm vậy, hãy thẳng thắn hỏi lý do anh/cô ấy không muốn bạn liên lạc trực tiếp với đối tác.

- Thiết lập và phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp và quản lý của sếp. Hãy cung cấp những thông tin họ quan tâm và bạn có thể đề nghị tham gia một dự án nào đó của họ. Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ cho mọi người thấy khả năng của mình. Và như vậy, dù sếp muốn tranh giành danh tiếng của bạn ra sao, sẽ luôn có người biết và đứng về phía bạn.

- Khi khách hàng, đối tác hoặc lãnh đạo cấp cao khen ngợi bạn qua thư, email, hãy chuyển tiếp nó tới sếp để anh/cô ấy biết rằng những người khác đánh giá cao công việc của bạn. Còn nếu họ khen bạn qua lời nói, hãy đảm bảo những người xung quanh cũng nghe thấy hoặc gián tiếp “nhờ” họ nói lại cho sếp bạn bằng cách nói: “Giá mà sếp tôi nghe thấy những điều anh/ chị vừa nói”.

- Nếu thực hiện tất cả bước trên mà tình hình vẫn không được cải thiện, bạn có thể tính đến chuyện “nhảy việc”. Là người có kỹ năng và kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ được chào đón ở nhiều công ty khác.

Bạn có thể làm việc ở một công ty nhỏ hơn và như vậy còn tốt hơn là sống dưới bóng của người sếp không muốn bạn được hưởng danh tiếng mình xứng đáng được hưởng.

VŨ HUYỀN (Theo Forbes )
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên