Thiếu nữ Khơ Mú tái hiện nghi lễ mừng Tết Gơ rơ - Ảnh: HÀ QUÂN
Tết Gơ rơ của người đồng bào Khơ Mú được tổ chức vào ngày tốt, ngày đẹp cuối tháng 11 âm lịch để báo cho tổ tiên biết năm mới đang tới.
Ông Lữ Văn Quang - trưởng bản Xạp Kha, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - cho biết: "Sản vật cúng tết gồm nhiều thứ nhưng nhất thiết phải có hai vò rượu cần với hai con gà. Trong đó, một vò rượu, một con gà tượng trưng cho năm cũ, một vò rượu và một con gà còn lại tượng trưng cho năm mới.
Đặc biệt, Tết Gơ rơ có nghi thức cắt tiết gà, sau đó bôi vào đầu gối người dân trong bản. Việc này để cho vía các con, các cháu biết năm cũ hết rồi, năm mới đến. Cầu mong ai cũng mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc. Ngoài ra, củ sắn, củ khoai… dân bản làm ra phải bày ra để vía các con, các cháu ăn mừng năm mới".
Anh Phạm Văn Mừng - du khách đến từ Hà Nội - chia sẻ: "Lần đầu tiên mình được tham gia tết cổ truyền của người Khơ Mú. Mình thích nhất là nghi thức bôi tiết gà lên trên đầu gối người dân trong làng, từ trẻ con đến người lớn".
Từ ngày 29-1 đến 1-2 tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra chương trình "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn tết”.
Một bạn nhỏ Khơ Mú có vết bớt màu đỏ do tiết gà - Ảnh: H.Q
Mâm cúng Tết Gơ rơ của người Khơ Mú - Ảnh: H.Q
Tiết mục múa mừng Tết Gơ rơ của người Khơ Mú - Ảnh: H.Q
Nụ cười của người đồng bào Khơ Mú sau khi lễ cúng thần linh, tổ tiên kết thúc - Ảnh: H.Q
Du khách trải nghiệm những món ăn truyền thống của người Khơ Mú chỉ có trong Tết Gơ rơ - Ảnh: H.Q
Nhiều bạn trẻ thích thú tham gia hoạt động vui chơi sau lễ cúng Tết Gơ rơ - Ảnh: H.Q
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận