20/12/2019 22:27 GMT+7

Doanh nghiệp thực phẩm cần sớm sử dụng bao bì thân thiện môi trường

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Đó là nội dung được bà Nguyễn Huỳnh Trang (Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM) nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và kế hoạch hoạt động năm 2020 do Hội lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) vừa tổ chức.

Doanh nghiệp thực phẩm cần sớm sử dụng bao bì thân thiện môi trường - Ảnh 1.

Một số siêu thị ở TP.HCM đã sử dụng bao bì thân thiện môi trường thay cho túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần - Ảnh: BÔNG MAI

Cần nhanh chóng thanh thế bao bì dùng 1 lần thành bao bì thân thiện môi trường

Bà Nguyễn Huỳnh Trang (phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM) chia sẻ, mục tiêu đặt ra đối với các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm, đặc biệt là doanh nghiệp trực thuộc FFA đang đóng gói sản phẩm bằng bao bì sử dụng 1 lần là cần nghiên cứu để thay đổi thành bao bì thân thiện môi trường, doanh nghiệp cần chung tay bảo vệ môi trường theo chỉ thị của Thành ủy.

Doanh nghiệp thực phẩm cần sớm sử dụng bao bì thân thiện môi trường - Ảnh 2.

Bà Lý Kim Chi (chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM) báo cáo kết quả hoạt động năm 2019 dưới sự chứng kiến của các doanh nghiệp hội viên, lãnh đạo ban ngành TP.HCM - Ảnh: BÔNG MAI

TP.HCM: sản xuất đồ uống tăng, chế biến thực phẩm giảm đáng kể

Đại diện Hội lương thực thực phẩm TP.HCM, chủ tịch Lý Kim Chi cho biết tại TP.HCM, chỉ số phát triển công nghiệp của ngành chế biến lương thực thực phẩm 11 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 1,25% so với cùng kỳ 2018. 

Phân ngành sản xuất đồ uống tăng 7,38%, còn phân ngành sản xuất chế biến thực phẩm lại có dấu hiệu giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018 khi giảm 2,28%. Việc giảm tốc độ phát triển này chủ yếu do nhóm chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa giảm 14,06% và nhóm ngành sản xuất mì ống, mì sợi và các sản phẩm tương tự giảm 14,33%.

Bà Chi nhận định cùng với chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế sâu, rộng như hiện nay, các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nắm giữ thị phần ở thị trường nội địa.

Tuy nhiên, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản của cả nước và TP.HCM vẫn duy trì ở mức tăng trưởng tốt so với cùng kì năm 2018.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm - thủy sản trong 11 tháng năm 2019 ước đạt 65,7 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 37,3 tỉ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2018 và nhập khẩu ước khoảng 28,5 tỉ USD, giảm 0,7%. Thặng dư thương mại đạt 8.8 tỉ USD, cao hơn 1,5 tỉ USD so với cùng kỳ 2018. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 41,3 tỉ USD và thặng dư thương mại ước khoảng gần 10 tỉ USD.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính gồm rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo năm nay giảm đáng kể, khi chỉ đạt 17 tỉ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 7,9 tỉ USD, giảm 1,2%.

Đại diện Hội lương thực thực phẩm TP.HCM đánh giá Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng 26,9% tổng kim ngạch. Các thị trường xuất khẩu nổi bật tiếp theo phải kể đến Hoa Kỳ (21,9%), EU (11,7%), ASEAN (10,1%), Nhật Bản (8,8%) và Hàn Quốc (5,8%).

Doanh nghiệp thực phẩm cần sớm sử dụng bao bì thân thiện môi trường - Ảnh 3.

Năm 2019 nền nông nghiệp Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới ngành sản xuất chế biến thực phẩm - Ảnh: BÔNG MAI

Đề xuất TP.HCM sớm phát triển khu, cụm công nghiệp chuyên biệt cho ngành chế biến lương thực thực phẩm

Ông Trương Tiến Dũng (phó chủ tịch thường trực FFA) đã đại diện cho các hội viên Hội lương thực thực phẩm TP.HCM nêu đề xuất liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề.

Đại diện Hội cũng đề xuất TP.HCM sớm có chính sách quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp chuyên biệt cho ngành chế biến lương thực thực phẩm, phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. 

Ông Trương Tiến Dũng nhận định với những khó khăn trong thời gian qua, dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2020 sẽ còn gặp khó bởi ảnh hưởng của những biến động khó lường của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó việc áp dụng các ký kết hợp tác kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế như EVFTA, IPA, CPT PP... cũng tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp Việt.

Khó khăn trong năm tới là hầu hết các doanh nghiệp Việt vẫn chưa sẵn sàng cho những quy tắc và tiêu chuẩn mới. Sự thiếu hụt nguồn nhân công có tay nghề và cơ sở hạ tầng, tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của thành phố nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm và hoạt động của Hội lương thực thực phẩm TP.HCM.

Cần có những sản phẩm để 'khi nói đến, ai cũng biết đó là của TP.HCM' Cần có những sản phẩm để "khi nói đến, ai cũng biết đó là của TP.HCM"

TTO - Là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng TP.HCM có khá ít thương hiệu đạt tầm quốc gia, dù số lượng doanh nghiệp lên đến hàng triệu. Muốn phát triển bền vững, có năng lực cạnh tranh cao thì càng cần phải có các thương hiệu uy tín.

BÔNG MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên