19/03/2019 08:00 GMT+7

Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế

S.C
S.C

Tự giới thiệu - Ngành thép trải qua một năm 2018 đầy biến động với tâm điểm là làn sóng bảo hộ thương mại của các quốc gia trước các sản phẩm nhập khẩu.

Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế - Ảnh 1.

Làn sóng này làm tăng sự khốc liệt trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nếu không có giải pháp để tăng năng lực, doanh nghiệp sẽ đánh mất miếng bánh của mình.

Nỗi khó khăn của ngành thép

Theo Bộ Công thương, giai đoạn từ năm 2007 - 2017, thép Việt Nam xuất khẩu phải đối mặt với 30 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại, trong đó có 18 vụ kiện chống bán phá giá, 4 vụ kiện chống trợ cấp và 4 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ từ rất nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Úc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Trong các sản phẩm thép Việt, tôn mạ là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, Mỹ và khu vực EU. Trong một báo cáo nghiên cứu, Công ty chứng khoán FPTS đánh giá, với làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng trên toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Thêm vào đó, công suất tôn mạ nội địa tăng rất nhanh trong giai đoạn 2016 - 2018 bởi sự tham gia của những gương mặt mới cũng sẽ khiến thị trường nội địa cạnh tranh dữ dội hơn.

Sự sàng lọc trên thị trường tôn thép

Báo cáo thường niên NĐTC 2017 - 2018 của CTCP Tập đoàn Hoa Sen - đơn vị chiếm thị phần số 1 mảng tôn mạ và số 2 về mảng ống thép tại Việt Nam thừa nhận đã gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, những diễn biến của thị trường đã được doanh nghiệp này dự báo sớm từ những năm trước và triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó. 

Theo đó, công ty đã giảm định mức hàng tồn kho, giảm dư nợ vay, tiết giảm chi phí hoạt động, tái cấu trúc hệ thống phân phối, tinh gọn bộ máy tổ chức… và đẩy mạnh kinh doanh nhằm tăng doanh thu, thị phần.

Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế - Ảnh 2.

Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam, năm 2018, xuất khẩu tôn mạ Việt Nam đạt 1,75 triệu tấn, trong đó xuất khẩu tôn mạ của Hoa Sen đạt hơn 639 ngàn tấn, chiếm gần 37% tổng sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành, đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này. Niên độ tài chính 2017 - 2018, doanh thu xuất khẩu của Tập đoàn vượt 538 triệu USD, tăng 27% so với niên độ trước.

Không những vậy, với tầm nhìn chiến lược, Hoa Sen đã có kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Vào ngày 16-3-2019, Tập đoàn Hoa Sen tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen được xây dựng trên diện tích khu đất 5,3 ha với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỉ đồng. 

Với hệ thống dây chuyền sản xuất ống kẽm nhúng nóng hiện đại bậc nhất thế giới của Gimeco - Italy, bao gồm 6 dây chuyền cán ống thép đen, 1 máy xẻ băng, 1 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng với công suất thiết kế đạt 85.000 tấn/năm, nhà máy đảm nhận vai trò sản xuất - cung ứng dòng sản phẩm ống thép mạ kẽm nhúng nóng chất lượng cao mang thương hiệu Hoa Sen ra thị trường.

Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế - Ảnh 3.

Ngay tại sự kiện, Hoa Sen công bố xuất khẩu 15.000 tấn tôn, trị giá hơn 11,5 triệu USD đến Anh, Đức, Ý. Hiện tại, sản phẩm của Tập đoàn đã có mặt tại hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính bậc nhất thế giới, đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng cũng như thời gian giao hàng như Mỹ, châu Âu, Trung Đông…

Đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết, việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều trở ngại bởi các vụ kiện phòng vệ thương mại. Tuy vậy, Hoa Sen cũng đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc bảo vệ các thị trường xuất khẩu chủ lực sau những biện pháp tích cực và nỗ lực của Hoa Sen trong việc chống các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia.

Ngày 13-03-2019, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) ra quyết định cuối cùng vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng tôn kẽm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo kết luận, thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm từ Tập đoàn Hoa Sen được xác định là 0% với biên phá giá là -3,34%, là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu sắt, thép cuộn vào Malaysia.

Tại thị trường Indonesia, ngày 18-8-2017, Ban hội thẩm WTO bác bỏ hoàn toàn biện pháp tự vệ tôn lạnh của Indonesia và đề nghị Indonesia thu hồi biện pháp tự vệ thương mại trước ngày 27-3-2019.

Trước đó tại thị trường Úc, ngày 16-8-2017 Ủy ban chống phá giá Úc (ADC) công bố kết luận điều tra cuối cùng, Tập đoàn Hoa Sen không bán phá giá và không bị cáo buộc trợ cấp từ Chính phủ.

Đặc biệt, sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) bắt đầu có hiệu lực tại 7 nước đầu tiên là Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Singapore và Việt Nam thì cánh cửa xuất khẩu tôn thép của Việt Nam vào các thị trường lớn đã rộng mở hơn. 

Ngày Mùng 1 Tết Kỷ Hợi vừa qua, Hoa Sen đã ký hợp đồng xuất khẩu 4.300 tấn tôn trị giá khoảng 3,7 triệu USD đến Mexico.

Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế - Ảnh 4.

Cũng trong ngày 16-03, Hoa Sen công bố đã triển khai thành công hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) Oracle -EBS, phiên bản 12.5 do Công ty Cổ phần Giải pháp Quản lý SSG tư vấn và triển khai. Với hệ thống 10 nhà máy và hơn 500 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, việc đưa vào vận hành thành công hệ thống ERP sẽ nâng cao hiệu quả quản trị và giảm thiểu chi phí hoạt động của Tập đoàn.

Doanh nghiệp thép Việt vượt khó, mở rộng thị trường ra quốc tế - Ảnh 5.

Nhìn về tương lai của thị trường thép với nhiều bất ổn thách thức nhưng cũng xuất hiện cơ hội, các chuyên gia dự báo thị trường tôn - thép trong năm 2019 sẽ đối mặt với sự sàng lọc lớn. Tất nhiên, lợi thế thuộc về những doanh nghiệp đầu ngành, sở hữu lợi thế lâu năm và có tầm nhìn để xây dựng biện pháp nâng cao năng lực như Tập đoàn Hoa Sen.

S.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên