21/07/2025 15:16 GMT+7

Doanh nghiệp nhỏ có 'bắt tay' tập đoàn lớn làm dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được không?

Cố vấn khoa học Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI đề xuất doanh nghiệp nhỏ nên tập trung vào công nghệ lõi, có thể hợp tác xây dựng, bảo trì dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Đường sắt cao tốc - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp lớn đề xuất được tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam - Ảnh tạo bằng AI

Tại buổi gặp mặt của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân với đại biểu Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu sáng nay 21-7 tại Hà Nội, giáo sư Phan Tiến Đạt - Đại học Kỹ thuật Berlin (Cộng hòa Liên bang Đức) - đề xuất cả Vingroup, Hòa Phát và các doanh nghiệp khác có thể hợp tác xây dựng, bảo trì đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Nên xây dựng hệ sinh thái khoa học công nghệ quốc gia

Giáo sư Phan Tiến Đạt có nhiều năm nghiên cứu, làm việc ở tập đoàn lớn và Đại học Kỹ thuật Berlin (Đức). Ông là đại biểu Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 6, cũng là thành viên cố vấn khoa học.

Đường sắt cao tốc - Ảnh 2.

Giáo sư Nguyễn Tiến Đạt đề xuất mỗi doanh nghiệp nên tập trung phát triển công nghệ lõi - Ảnh: ĐĂNG HẢI

Theo giáo sư, chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật phải tập trung vào các nguồn lực về con người, tài chính, về vai trò của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là hợp tác "3 nhà" hay "5 nhà".

Giáo sư cho rằng nên xây dựng hệ sinh thái về khoa học công nghiệp, khoa học công nghệ và công nghiệp.

Cụ thể hơn là xây dựng một hệ sinh thái của các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, mỗi công ty tập trung vào một ngành công nghệ cơ bản.

Ông phân tích, khi tập trung vào một công nghệ, một ngành công nghệ và từng bước làm chủ công nghệ thì mới sản xuất được sản phẩm tốt và giá thành cạnh tranh.

Đường sắt cao tốc - Ảnh 3.

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI thu hút hơn 200 đại biểu từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia - Ảnh: ĐĂNG HẢI

Giáo sư Đạt lấy ví dụ thực tế ở Đức, những công ty lớn, sản xuất nhiều sản phẩm lại khó cạnh tranh vì sự phát triển quá nhanh về công nghệ và cạnh tranh về giá cả. Trong đó đối thủ lớn nhất của các công ty này là các công ty Trung Quốc.

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị. Ông lấy ví dụ ở công ty chuyên sản xuất động cơ máy bay của Rolls Royce trước đây ông làm việc, mặc dù là thương hiệu lớn nhưng Rolls Royce chỉ sản xuất từ 15% - 20% động cơ máy bay, còn lại là các đối tác sản xuất.

Tương tự, các tập đoàn lớn sản xuất ô tô như Mercedes, BMW hay Audi trong 10 năm trở lại đây họ chỉ tập trung sản xuất động cơ, còn các bộ phận khác do các công ty khác cung cấp.

Làm chủ công nghệ quốc nội trong xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bài học này theo ông có thể áp dụng được ngay ở Việt Nam. Ông đề xuất khi Nhà nước xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cần kết hợp giữa Nhà nước và những doanh nghiệp lớn như Vingroup nhưng cũng không nên bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ.

Giáo sư lưu ý trong xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, ngoài đầu tư ban đầu thì vấn đề bảo trì rất quan trọng và tốn kém. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong nước phải nắm được công nghệ để không bị phụ thuộc.

"Vấn đề bảo trì rất tốn tiền. Nếu chúng ta không làm chủ được công nghệ thì sau này sẽ phụ thuộc nước ngoài và phải trả chi phí rất lớn. Nhưng nếu chúng ta làm chủ được công nghệ nền thì chính tiền bảo trì sẽ quay lại để đầu tư tiếp vào năng lực công nghệ quốc nội" - giáo sư Đạt nói.

Doanh nghiệp nhỏ có 'bắt tay' tập đoàn lớn làm dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được không? - Ảnh 4.Tập đoàn Đức muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn Siemens của Đức bày tỏ quan tâm việc phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thiên Tân ngày 25-6.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên