18/09/2014 08:00 GMT+7

Điều trị bệnh trĩ từ nguyên nhân

Tin dịch vụ
Tin dịch vụ

Tin dịch vụ - Bệnh trĩ là một bệnh hậu môn trực tràng khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra khá nhiều phiền phức cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Bệnh trĩ được chia thành nhiều loại và cấp độ khác nhau. Điều trị bệnh trĩ trước tiên cần quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh ở mỗi bệnh nhân từ đó mà có phương pháp giải quyết thích hợp. Sau đây là một số yếu tố nguyên nhân cũng như làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Nguyên nhân bệnh trĩ chủ yếu do các yếu tố tăng áp lực trực tràng, táo bón gây viêm nhiễm những vùng liên quan tới hậu môn.

1. Do viêm nhiễm: cơ thể con người không thể tránh khỏi các viêm nhiễm và đặc biệt, hậu môn là một bộ phận rất dễ mắc viêm. Các chứng viêm quanh hậu môn như: viêm hậu môn, viêm tuyến hậu môn, áp-xe hậu môn, kiết lị, viêm ruột, kí sinh trùng đường ruột, viêm đại tràng… gây nên viêm nhiễm xung quanh hậu môn trực tràng, khiến các khối tĩnh mạch chịu nhiều sức ép, phát sinh viêm nhiễm, khiến thành tĩnh mạch giòn hơn, làm tắc nghẽn và khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

2. Trong thời kỳ mang thai và sinh nở: phụ nữ trong thời kì mang thai, bào thai thường tạo rất nhiều sức ép lên tĩnh mạch phần khung chậu, làm cản trở sự lưu thông trong tĩnh mạch, làm các mạch máu trong hậu môn trực tràng phình to, đồng thời nồng độ progesterone trong cơ thể tăng cao nhằm chức năng phục vụ cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên lại làm các khối tĩnh mạch trực tràng phình to dễ gây bệnh trĩ.

DEsFzitQ.jpg

3. Co giãn cơ vòng hậu môn: Đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi do cơ thể suy nhược và có tiền sử phẫu thuật hậu môn thường khiến cơ vòng hậu môn bị giãn và lòi búi trĩ ra ngoài.

4. Cổng tĩnh mạch chịu nhiều sức ép: do xơ gan, khối huyết ở cổng tĩnh mạch… khiến cổng tĩnh mạch phải chịu nhiều sức ép, gây sức ép trực tiếp lên đám rối tĩnh mạch và gây ra trĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ đều cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị bệnh trĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng tránh các hậu quả cũng như ảnh hưởng tới thai nhi.

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ:

- Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn: Với cách này, bệnh sẽ tránh được táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.

- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có thể điều trị được trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây Y có các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại... Đối với Tây y, điều đầu tiên phải kể đến là có khá nhiều loại thuốc trong đơn, và nhiều dạng sử dụng, ví dụ như Daflon, Proctolog, Ginko Biloba, Brotilase, Zydcox, Plotex... Đây là thuốc trợ mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, chống phù nề dạng toàn thân hay tại chỗ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt... Thuốc có hiệu quả chấm dứt sự khó chịu, nhức nhối của bệnh nhân, song chưa chữa được nguyên nhân của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng phụ, gộp càng nhiều thuốc, nguy cơ tác dụng phụ càng nhân lên.

Do vậy, đối với bệnh trĩ, y học cổ truyền có hiệu quả hơn. Bởi y học cổ truyền giải thích bệnh dựa trên tìm tòi nguyên căn, cái gốc của bệnh. Các vị thuốc quý trong Đông y được lựa chọn, cân đong để tạo nên một bài thuốc, thường gọi là thuốc cổ phương. Hiện nay, với sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm, những bài thuốc cổ phương, thuốc thang được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. Thậm chí, không chỉ các lương y mà các bác sĩ Tây y cũng lựa chọn để khuyên bệnh nhân sử dụng. Trong đó có thuốc tiêu trĩ Safinar điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là thuốc nên có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.

- Điều trị bằng thủ thuật: Bệnh nhân sẽ được tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ); thắt búi trĩ bằng vòng cao su (búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào ngày thứ 3-4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu). Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; được đốt bằng dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.

- Điều trị ngoại khoa: Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại như trĩ chảy máu nhiều, được điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên. Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẽ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Tất cả các phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý.

Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.

Thuốc tiêu trĩ Safinar được phối hợp bởi các vị thuốc Đông y như hoè giác, địa du, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm và đương quy, điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và ngăn ngừa tái phát.

Số GPTNQC: 0707/10/QLD-TT

Thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO được Bộ y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại: 04 3990 6195 - Website: www.tribenhtri.vn

Tin dịch vụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên