25/06/2013 07:01 GMT+7

Điện lực phải quản lý điện kế đặt ngoài nhà

P.V
P.V

TT - Sau bài viết “Tôi đi kiện ông điện” (Tuổi Trẻ ngày 23-6), một bạn đọc đề nghị giấu tên và tự giới thiệu là cử nhân luật, nguyên cán bộ điện lực, có bài viết trao đổi về khía cạnh pháp lý của vụ việc. Tuổi Trẻ xin đăng nội dung bài viết để bạn đọc khác cùng tham khảo.

Trên thực tế, Công ty Điện lực Tiền Giang và Điện lực Chợ Gạo (bài báo ghi là chi nhánh điện huyện Chợ Gạo) có tư cách pháp nhân không đầy đủ, các cơ quan này chỉ là chi nhánh của Tổng công ty Điện lực miền Nam (có trụ sở tại Q.1, TP.HCM). Theo điều 37 Luật doanh nghiệp, điều 92 Bộ luật dân sự thì bên bị kiện sẽ là Tổng công ty Điện lực miền Nam, còn khi tham gia giải quyết vụ án, Tổng công ty Điện lực miền Nam có thể ủy quyền lại cho đại diện của mình là Công ty Điện lực Tiền Giang, Điện lực Chợ Gạo tham dự phiên tòa.

Để xác định tòa nào có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật phải căn cứ theo vụ việc, theo cấp xét xử và theo lãnh thổ. Theo đó, TAND huyện Chợ Gạo có thẩm quyền giải quyết vụ án. Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án nơi tổ chức có chi nhánh để giải quyết tranh chấp theo điểm b khoản 1 điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự, ở đây là TAND huyện Chợ Gạo.

Về nội dung tranh chấp, có thể nói trên thực tế có nhiều trường hợp điện lực gắn điện kế cho người dân ở ngoài trụ điện hoặc tại mặt tiền nhà. Các điện kế để ở ngoài thường được đặt trên trụ cao, thuộc phạm vi quản lý của điện lực, đây là tài sản của bên bán điện, trách nhiệm của điện lực là bảo quản và kiểm tra thường xuyên.

Trường hợp bà Thanh bị lập biên bản với lý do “ăn cắp điện, làm cho đồng hồ không quay”, theo tôi, cần phải xem xét lại nhận định này. Có nhiều cách tác động đến điện kế như phá niêm chì, đục lỗ mặt kiếng và chêm ngoại vật vào (như que, cây chặn làm đĩa nhôm không quay), hoặc đổi sơ đồ đấu dây. Bà Thanh bị lập biên bản khi không có sự tác động mà có dấu hiệu điện kế bất thường (ngưng quay, bị chết) nhưng không phải ăn cắp điện (theo bài báo, Công an huyện Chợ Gạo kết luận chưa đủ cơ sở).

Ở đây cần phải nói điện lực lập biên bản khi không chứng minh được có sự tác động của bà Thanh đến điện kế, còn phó giám đốc Công ty Điện lực Tiền Giang lập luận “mạng lưới điện quá rộng, nhân viên mỏng nên không bắt quả tang được” là rất khó được chấp nhận. Không những thế công ty điện lực để vụ việc kéo dài, ngưng cung cấp điện khách hàng hơn một năm hoàn toàn không đúng. Cho nên bà Thanh ủy quyền cho cha mình kiện “ông điện” là cần thiết, dù nhiều người vẫn coi đây là việc “con kiến mà kiện củ khoai”.

Tóm lại, theo tôi, trong vụ án này TAND huyện Chợ Gạo thụ lý vụ án là đúng thẩm quyền. Phía bà Thanh, ngoài các yêu cầu bồi thường đã nêu, còn có quyền yêu cầu điện lực cấp điện lại cho nhà máy xay xát gạo.

P.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    T\u00f4i \u0111i ki\u1ec7n \u00f4ng \u0111i\u1ec7n\u201d (Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 23-6), m\u1ed9t b\u1ea1n \u0111\u1ecdc \u0111\u1ec1 ngh\u1ecb gi\u1ea5u t\u00ean v\u00e0 t\u1ef1 gi\u1edbi thi\u1ec7u l\u00e0 c\u1eed nh\u00e2n lu\u1eadt, nguy\u00ean c\u00e1n b\u1ed9 \u0111i\u1ec7n l\u1ef1c, c\u00f3 b\u00e0i vi\u1ebft trao \u0111\u1ed5i v\u1ec1 kh\u00eda c\u1ea1nh ph\u00e1p l\u00fd c\u1ee7a v\u1ee5 vi\u1ec7c. Tu\u1ed5i Tr\u1ebb xin \u0111\u0103ng n\u1ed9i dung b\u00e0i vi\u1ebft \u0111\u1ec3 b\u1ea1n \u0111\u1ecdc kh\u00e1c c\u00f9ng tham kh\u1ea3o." />