24/04/2007 08:15 GMT+7

Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF): Mơ nhưng mắt phải mở

NHƯ HẰNG - LÊ NAM 




* Ông Vikrom Kromadit (chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc Tập đoàn Amata, Thái Lan):
NHƯ HẰNG - LÊ NAM * Ông Vikrom Kromadit (chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc Tập đoàn Amata, Thái Lan):

TT - Việt Nam (VN) đang có những tiền đề rất tốt để tiến thêm những bước dài trên con đường hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, VN “cần lạc quan một cách cẩn trọng”, đó là thông điệp các diễn giả đã đưa ra tại Diễn đàn kinh tế VN (VEF) khai mạc sáng 23-4 tại TP.HCM.

IgbbbkY2.jpgPhóng to

Các nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan trao đổi với nhau trong giờ giải lao của diễn đàn kinh tế "VN: hội nhập khu vực và hiện đại hóa" - Ảnh: Thanh Đạm

TT - Việt Nam (VN) đang có những tiền đề rất tốt để tiến thêm những bước dài trên con đường hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, VN “cần lạc quan một cách cẩn trọng”, đó là thông điệp các diễn giả đã đưa ra tại Diễn đàn kinh tế VN (VEF) khai mạc sáng 23-4 tại TP.HCM.

Lạc quan một cách cẩn trọng

Giáo sư Pietro P. Masina, Trường đại học Naples (Ý), thư ký Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á của châu Âu, cho rằng bất cứ một sự đánh giá nào về 20 năm thực hiện đổi mới của VN đều phải ghi nhận những thành quả đầy ấn tượng của đất nước này.

Những thành tựu của VN về tăng trưởng kinh tế, giảm tỉ lệ đói nghèo... được coi như là một “câu chuyện thành công” của việc thúc đẩy phát triển trên thế giới. Một số cuộc điều tra quốc tế cũng cho thấy người dân VN hoàn toàn lạc quan về tương lai của đất nước. “Tuy nhiên, những kết quả khả quan này không có nghĩa là VN đã thực hiện cải cách một cách hoàn hảo và có thể bỏ qua các thách thức phía trước” - giáo sư Masina nói.

Diễn đàn kinh tế VN lần đầu tiên được Bộ Kế hoạch - đầu tư, Hiệp hội Truyền thông châu Á và Thông tấn xã VN phối hợp tổ chức tại VN với chủ đề “Hội nhập khu vực và tiến trình hiện đại hóa của VN”. Diễn đàn có sự tham dự của gần 500 đại biểu đến từ 15 quốc gia, trong đó đoàn Thái Lan chiếm số lượng đông nhất với 80 người

Theo giáo sư Masina, VN hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm có thể phá vỡ sự thống nhất quốc gia từ sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn.

“Tôi xin nhấn mạnh rằng vấn đề này đòi hỏi phải được quan tâm tốt nhất trong nhiều năm tới. Ví dụ, việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có thể giúp tư nhân kiếm được nhiều lợi nhuận, nhưng các cán bộ công nhân viên chức tại các đơn vị này đang bán cổ phần với giá thấp hơn rất nhiều so với giá kỳ vọng, do vậy có thể làm nhiều người thất vọng và gây ra những bất đồng” - ông nói.

Theo ông Ayumi Konishi - giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN, VN đặt mục tiêu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được, bởi VN nằm ở một vị trí khá chiến lược trong một khu vực phát triển nhanh chóng, cùng với lực lượng dân số trẻ và năng động.

“Con đường phát triển của VN được phủ đầy hoa hồng nhưng cũng lắm chông gai. Vì thế, VN cần lạc quan một cách cẩn trọng, tức chúng tôi khuyến cáo VN cứ tiếp tục giấc mơ của mình nhưng phải tỉnh táo, mắt vẫn phải mở to” - ông Konishi nhấn mạnh.

Theo các diễn giả, việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của VN. Tuy nhiên, để tối đa hóa những lợi ích và giảm thiểu rủi ro từ việc hội nhập, các diễn giả lưu ý Chính phủ VN cần tiếp tục các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô vững vàng, củng cố hệ thống tài chính và khu vực doanh nghiệp, cải thiện tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế. Song song đó là tăng cường các biện pháp bảo vệ những người dễ bị tổn thương từ hội nhập, và bảo đảm rằng tất cả người dân đều có thể tiếp cận với các dịch vụ công cộng cơ bản.

Làn sóng mới

DzKxq0ID.jpgPhóng to

Các đại biểu tham dự diễn đàn kinh tế "VN: hội nhập khu vực và hiện đại hóa" sáng 23-4 Ảnh: Thanh Đạm

Một cụm từ được nhắc tới khá nhiều giữa câu chuyện của các đại biểu tham dự là “làn sóng mới” tại VN. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Bích Đạt, năm 2006 VN đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức kỷ lục, đạt 10,2 tỉ USD. “Đó là một tín hiệu hết sức tích cực, góp phần củng cố niềm tin của chúng ta về một “làn sóng đầu tư mới” đang xuất hiện ở VN.

Trả lời báo giới bên lề diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc cho biết năm nay con số này được dự đoán sẽ tăng khoảng 20%, tức khoảng 12 tỉ USD.

Tuy nhiên, ông Phúc tin tưởng VN sẽ thu hút được nhiều hơn, khoảng 14-15 tỉ USD. Trước câu hỏi liệu “làn sóng” này sẽ kéo dài bao lâu, ông Phúc cho rằng: “Còn tùy thuộc khả năng chúng ta có thể tiếp nhận được bao nhiêu, bởi điều này còn liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực... để phục vụ nhà đầu tư”.

Liên quan đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, VN cũng đã chuẩn bị một lượng cung hàng hóa lớn trong năm 2007 để gia tăng qui mô thị trường, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa trực tiếp hoặc thông qua sàn giao dịch chứng khoán.

Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt cho biết năm 2007 VN dự kiến cổ phần hóa gần 600 DN nhà nước, trong đó có cả những DN thuộc lĩnh vực điện lực, bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, dầu khí, tài chính - bảo hiểm, các ngân hàng thương mại...

Hôm nay (24-4), tại khách sạn Sheraton sẽ diễn ra buổi tọa đàm giữa đại diện Bộ KH-ĐT, UBND TP.HCM và Phòng Thương mại - công nghiệp VN.

NHƯ HẰNG - LÊ NAM

* Ông Vikrom Kromadit (chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc Tập đoàn Amata, Thái Lan):

0vIaRrr0.jpgPhóng to

Những năm qua VN đã có những chính sách, những ý tưởng khá tốt để thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhưng thông tin này vẫn chưa đến được rộng rãi với đối tượng cần đến.

Bản thân tôi là một nhà đầu tư chuyên về hạ tầng, điều tôi băn khoăn nhất khi đưa vốn về VN là vấn đề giải tỏa mặt bằng. Rõ ràng VN chưa giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Tôi nghĩ VN cần học từ các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, khi họ giao dự án cho nhà đầu tư thì mọi thứ gần như đã sẵn sàng.

* Ông Jeremy Amias (tổng giám đốc kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn khu vực châu Á thuộc Tập đoàn Citigroup):

SgtLXieb.jpgPhóng to

Thị trường trái phiếu của VN đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài ngày một nhiều. Có nhiều cách để phát hành trái phiếu, nhiều nhánh thị trường để nhắm tới.

Vì vậy, VN có thể đa dạng hóa phát hành trái phiếu theo nhiều cách khác nhau để thu hút vốn.Điều kiện cho VN để phát hành ra thị trường quốc tế đã thuận lợi hơn so với trước đây, nhưng muốn phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế phải đưa ra được những chính sách minh bạch, thông báo rõ ràng thời hạn phát hành, sử dụng..., và trong vấn đề này Chính phủ VN phải là đầu tàu đưa ra chính sách.

* Ông Arthur K.Ting (chủ tịch Tập đoàn địa ốc CT&D Group, Đài Loan):

yhtDsvDr.jpgPhóng to

Kiên nhẫn là một yếu tố cần thiết khi mở cửa nền kinh tế, và Chính phủ VN đã có những bước đi cẩn trọng và phù hợp với tình hình kinh tế VN. Khi gia nhập WTO, VN đang thực hiện tốt những cam kết mở cửa, hệ thống luật pháp trở nên rõ ràng và minh bạch hơn trước rất nhiều. Những rào cản hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dần được dỡ bỏ.

Tôi nghĩ rằng hiện tại thị trường VN là một sân chơi hết sức công bằng cho cả nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Vẫn còn nhiều vấn đề phải cải thiện như hệ thống hạ tầng cơ sở, nguồn lao động tay nghề cao... nhưng VN đang đi đúng hướng. Trong vòng 5-10 năm tới, thị trường địa ốc VN sẽ phát triển hết sức mạnh mẽ, đủ sức đáp ứng nhu cầu nhà của người dân VN.

NHƯ HẰNG - LÊ NAM * Ông Vikrom Kromadit (chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc Tập đoàn Amata, Thái Lan):
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên