08/04/2016 15:08 GMT+7

ĐH Bách khoa TP.HCM đạt nhiều chuẩn quốc tế nhất nước

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Tính đến nay Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) đã có chín chương trình đạt chuẩn AUN-QA và là đơn vị có nhiều chương trình đào tạo nhất được công nhận đạt chuẩn AUN-QA trong cả nước.

Đoàn chuyên gia từ các trường ĐH thành viên của AUN đánh giá kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM). Ảnh: N.T
Đoàn chuyên gia từ các trường ĐH thành viên của AUN đánh giá kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: N.T

Đó là kết quả về hoạt động kiểm định chất lượng vừa được Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) công bố.

PGS.TS Vũ Đình Thành, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Việc đạt chứng nhận AUN-QA khẳng định Trường ĐH Bách khoa có bước tiến đáng kể về chất lượng. Nhà trường đặt ra mục tiêu đến 2017, mỗi khoa (trường có 11 khoa) đều có 1 chương trình đạt chuẩn AUN.”

Bộ tiêu chuẩn AUN-QA được ban hành năm 2004 bởi Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (ASEAN University Network) với mục tiêu thúc đẩy quá trình đảm bảo chất lượng tại các trường đại học trong khu vực và hướng đến sự di động (mobility) của người học trong việc tích lũy tín chỉ từ các chương trình đạt chuẩn của các trường trong mạng lưới.

Bên cạnh đó, Trường ĐH Bách khoa còn định hướng phát triển các chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn ABET, EUR-ACE, FIBAA, ACBSP…

ThS Phạm Thị Bích, phó giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM, cho biết từ năm 2008, khoa Khoa học máy tính và khoa Kỹ thuật máy tính Trường ĐH Bách khoa đã thực hiện chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn ABET trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo”. Kết thúc dự án, chuyên gia ABET sang tư vấn cải thiện chất lượng.

Tháng 11-2013, các chuyên gia ABET đã kiểm định hai chương trình trên. Đây là hai chương trình đầu tiên tại VN được đoàn kiểm định ABET.

Hội đồng kiểm định ABET gồm bốn ủy ban. Hai chương trình của Trường ĐH Bách khoa được kiểm định bởi hai ủy ban: Ủy ban kiểm định các chương trình máy tính (CAS) và Ủy ban kiểm định các chương trình kỹ thuật (EAC).

Bộ tiêu chuẩn của ABET có tám tiêu chuẩn chung: sinh viên, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, cải tiến liên tục, nội dung chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ đào tạo, sự hỗ trợ của hệ thống đối với chương trình.

Ngoài ra, mỗi chương trình đào tạo có các tiêu chuẩn riêng liên quan đến kiến thức, năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.

Hiện đã có trên 3.100 chương trình đào tạo của 670 trường ĐH ở 24 nước được kiểm định bởi ABET.

Ở khu vực Đông Nam Á, ngoài VN còn có các nước đã được kiểm định ABET gồm Indonesia (ba chương trình), Philippines (33 chương trình) và Singapore (một chương trình).

Hội đồng Kiểm định khối ngành kỹ thuật và công nghệ là một tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành lập từ năm 1932 bởi các Hiệp hội ngành nghề của Mỹ. Đây là một tổ chức kiểm định có uy tín trong cộng đồng quốc tế, được công nhận bởi Ủy ban Kiểm định ĐH của Mỹ và các tổ chức kiểm định khác.

Các chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM):

Tổ chức

kiểm định

Tên chương trình đạt chứng nhận

Giai đoạn

chứng nhận

ABET

Khoa học máy tính

2014 - 2015

Kỹ thuật máy tính

2014 - 2015

AUN-QA

Điện tử - Viễn thông

2010 - 2014

Kỹ thuật Chế tạo

2012 - 2016

Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp

2013 - 2017

Kỹ thuật Hóa học

2013 - 2017

Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

2014 - 2018

Quản lý Công nghiệp

2014 - 2018

Cơ kỹ thuật

2015 - 2019

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

2015 - 2019

Kỹ thuật Điện-Điện tử (chương trình tiên tiến)

2015 - 2019

EUR-ACE

(CTI - ENAEE)

Cơ Điện tử

2010 - 2016

Kỹ thuật Hàng không

Vật liệu tiên tiến

Polime-Composite

Viễn thông

Hệ thống Năng lượng

EUR-ACE

(CTI)

Xây dựng dân dụng và Hiệu quả năng lượng

2014 - 2016

 

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên