Thứ 7, ngày 6 tháng 3 năm 2021
Dệt may kỳ vọng vào cạnh tranh giá ở thị trường EU
TTO - Cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp, cùng với cơ hội cạnh tranh lớn về giá so với nhiều nước xuất khẩu chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) khiến ngành dệt may VN có thêm nhiều kỳ vọng khi EVFTA thông qua.

Dệt may kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường EU một khi Hiệp định thương mại tự do VN-EU (EVFTA) được thông qua - Ảnh:T.V.N
Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek) cho biết dù EU chỉ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ hai (sau Mỹ), nhưng với các diễn biến mới nhất để Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể thực thi năm sau, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có thể tính toán lại thị trường, với nhiều cân nhắc trong việc đàm phán giá cho những đơn hàng sắp tới.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, cơ hội từ EVFTA "là có, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng được".
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may, hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may chủ yếu tham gia vào phần thứ ba trong chuỗi cung ứng dệt may là "cắt và may", rất ít thực hiện các khâu thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm.
85% số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo phương thức CMT, tức gia công hoàn toàn theo mẫu thiết kế và nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp). 11-12 % xuất khẩu theo phương thức FOB - gia công theo mẫu thiết kế do khách hàng cung cấp, đơn vị gia công chủ động nguyên phụ liệu đầu vào.
Chỉ 2-3% xuất khẩu theo phương thức ODM - nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm theo mẫu thiết kế, thương hiệu riêng của mình.
Phần lớn các doanh nghiệp cũng chưa tiếp cận được trực tiếp với khách hàng (doanh nghiệp bán lẻ ở các thị trường Hoa Kỳ, EU... có hệ thống phân phối, có thương hiệu), chủ yếu phụ thuộc nhiều vào các nhà buôn nước ngoài (chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc) làm trung gian.
Chính vì vậy, giá trị gia tăng của ngành dệt may vẫn còn ở mức rất thấp, chỉ từ 5-10%, trong khi 75% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành là sản phẩm gia công, 22% là sản xuất thông thường.
Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia chưa có FTA như Việt Nam sắp có với EU, cơ hội cạnh tranh lớn về giá so với nhiều nước xuất khẩu khác là không hề nhỏ, nhưng cần phải chủ động ứng phó với các bất cập có thể gây hưởng đến cơ hội nói trên, trong đó có thể tính đến nhu cầu thế giới biến động (đặc biệt ở một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản...).
-
TTO - Nhiều người dân khá bất ngờ khi Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM thông báo ngừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh tại 34 trạm y tế phường, xã từ ngày 1-4.
-
TTO - Sáng nay 6-3, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 7 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 6 bệnh nhân ở Hải Dương. Đáng chú ý, 3/6 bệnh nhân Hải Dương là F1 đã cách ly từ hơn 1 tháng trước.
-
TTO - Sáng nay, 6-3, các nghệ sĩ tề tựu tại Nhà tang lễ quốc gia để chia tay lần cuối với Trần Hạnh - ông già khắc khổ, thiện lương trên màn ảnh Việt. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Hà Nội tiễn đưa 3 gương mặt nghệ sĩ lớn, 3 người Hà Nội.
-
TTO - Liên quan vụ pha chế 2,7 triệu lít xăng giả liên tỉnh, tối 5-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Ngô Văn Thụy (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) về tội nhận hối lộ.
-
TTO - Số cảnh sát từ chức để tham gia phong trào bất tuân dân sự (CDM) ở Myanmar đã lên đến hơn 600 người, bao gồm một số sĩ quan cấp cao.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận