Rùa tai đỏ xuất hiện nhiều ở hồ GươmRùa tai đỏ "quậy" ở Bạc Liêu
Theo ông Rao, cả hai phương án đặt lồng bẫy dưới lòng hồ và bè nổi bẫy trên mặt nước đều được thiết kế không làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái nơi cụ rùa và các sinh vật khác sinh sống.
Liên quan đến việc áp dụng một số giải pháp thủ công, ông Rao cho rằng qua khảo sát liên ngành đều thống nhất vấn đề xử lý rùa tai đỏ mặc dù được coi là bức thiết nhưng các giải pháp vẫn phải đảm bảo diện mạo, cảnh quan của hồ Gươm.
Vì vậy, TP nhất trí chọn phương án sử dụng công nghệ hiện đại bằng cách nghiên cứu và cho thiết kế các mẫu lồng bè có kích thước phù hợp. “Sau khi được TP chấp thuận, cơ quan chuyên môn sẽ khảo sát vị trí và cự ly đặt các lồng dưới lòng hồ trước khi quyết định sẽ triển khai vào thời điểm nào trong năm 2011” - ông Rao nói.
Liên quan đến vấn đề cụ rùa đang bị thương, ông Rao cho biết: “Hiện tại chưa có giải pháp cụ thể về việc này. Chủ yếu sau khi bị thương, các vết thương sẽ tự liền. Vì đây là vấn đề rất nhạy cảm nên việc tìm kiếm giải pháp kỹ thuật nào để bảo vệ rùa hồ Gươm đều cần phải nghiên cứu kỹ”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận