Phóng to |
Harry Potter phần 7 được dịch và đưa lên mạng làm dấy lên những tranh luận về quyền sở hữu trí tuệ |
Những khó khăn và thách thức
Ngay từ khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) ra đời, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã nhanh chóng biết tới một phương tiện tuyệt vời để quảng bá tác phẩm, thành quả trí tuệ của mình trong một không gian không biên giới.
Tuy vậy, những khó khăn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng cũng xuất hiện. Chỉ cần ngồi ở một chỗ cố định, người ta có thể dễ dàng tiếp cận một tác phẩm, hơn thế nữa, có thể dễ dàng chia sẻ, phát tán cái mình có (hợp pháp hay không hợp pháp) cho những người khác với một số lượng không hạn định.
Ngược lại, các chủ thể có quyền cũng có thể làm hạn chế quyền được thông tin, tiếp cận tác phẩm của công chúng và đe doạ làm mất đi chức năng xã hội vốn có của các tác phẩm. Cụ thể, các tác giả, nhà xuất bản có thể sử dụng những biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế việc tiếp cận tác phẩm của công chúng, hoặc loại trừ trên thực tế quyền được tự sao chép một bản sao của tác phẩm nhằm mục đích cá nhân trong giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Giải pháp nào cho hiện tại
Một trang web dù có nguồn gốc từ bất kỳ đâu nhưng nếu từ lãnh thổ Pháp mà người ta có thể truy cập được và trang đó có những nội dung vi phạm pháp luật thì toà án Pháp có thẩm quyền giải quyết vụ việc. |
Trong vụ việc cụ thể của phần 7 cuốn Harry Potter, hành vi dịch tác phẩm để đưa lên mạng mà từ đó bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận phần dịch này đã vi phạm quyền tác giả. Các "dịch giả" không thể dùng mục đích phi lợi nhuận để lý giải và loại trừ trách nhiệm của mình. Các vấn đề tiếp theo như xác định chính xác chủ thể hành vi vi phạm, luật áp dụng cũng như cách thức để thi hành bản án tuy khó khăn nhưng không phải là không có giải pháp.
Thứ nhất:
Không nên nghĩ rằng mạng thông tin toàn cầu là nơi không có luật điều chỉnh. Thực tế tại các nước đã chứng minh chỉ cần áp dụng một cách sáng tạo và hợp thời các quy định hiện có thì đã có thể tìm ra giải pháp trong phần lớn các trường hợp.
Như trong trường hợp dịch mà không có sự cho phép của tác giả thì hành vi này bị coi là hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không có sự cho phép của tác giả và là hành vi truyền đạt tác phẩm tới công chúng qua phương tiện kỹ thuật số (Điều 28.7, 28.10 Luật SHTT).
Còn vấn đề ai là chủ thể vi phạm, thẩm quyền của cơ quan xét xử... thì về mặt kỹ thuật, chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung. Ví dụ như các toà án Pháp đã phán quyết rằng, một trang web dù có nguồn gốc từ bất kỳ đâu nhưng nếu từ lãnh thổ Pháp mà người ta có thể truy cập được và trang đó có những nội dung vi phạm pháp luật thì toà án Pháp ở bất kỳ địa phương nào cũng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Thứ hai:
Bên cạnh các quy định hiện có, cần xây dựng các quy định mới để không chỉ làm cho pháp luật thích ứng tốt hơn với môi trường kỹ thuật số mà còn để bảo vệ các chức năng xã hội của các tác phẩm, quyền được thông tin và tiếp cận thành quả trí tuệ của nhân loại.
Ví dụ như pháp luật hiện nay quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ tác phẩm của mình (Điều 198.1a Luật SHTT), nhưng nếu các biện pháp kỹ thuật này lại hạn chế việc tiếp cận tác phẩm hợp pháp được pháp luật ghi nhận như những ngoại lệ, chẳng hạn như việc bất kỳ ai cũng có quyền được tự sao chép một bản tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân thì giải quyết ra sao?
Một số nước như Đức, Pháp đã xây dựng hẳn các đạo luật riêng nhằm điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số trong đó có các biện pháp như thành lập các uỷ ban độc lập để xem xét các biện pháp kỹ thuật được chủ thể quyền sử dụng có vượt quá giới hạn và đảm bảo quyền được tiếp cận hợp pháp tác phẩm hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận