Đất vướng quy hoạch: Mỗi nơi giải quyết một kiểu
Hết dự án “treo” đến chờ quy hoạch
Để dân không sợ dự án "treo" và quy hoạch "treo"
Theo ông Huỳnh Thành Lập - trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, quy hoạch “treo” là thực trạng gây bức xúc mà thời gian qua người dân kêu ca rất nhiều. “Có những dự án “treo” quá dài, tới 15-20 năm, đụng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người được giao quyền sử dụng đất. Vậy mà bây giờ lại quy định là chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn ghi trong giấy phép thì rất khó” - ông Lập nói. Ông cho rằng cần quy định rõ trong luật, tránh tình trạng quyền lợi của dân “treo” theo dự án “treo”, ví dụ trong thời hạn 10-15 năm Nhà nước thu hồi đất thì công trình bị tháo dỡ không phải đền bù, nhưng để kéo dài quá thời gian đó thì phải bồi hoàn đối với những công trình người dân đã xây dựng.
Tiếp thu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp thu để quy định rõ là quy hoạch gắn với kế hoạch sử dụng đất, trong đó nói rõ với những quy hoạch mà 5 năm, 10 năm sau mới có kế hoạch thu hồi để làm thì đất đấy phải được sử dụng, phải được cấp phép xây dựng tạm các công trình phù hợp” - ông Dũng nói.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng “nếu có một luật riêng về quy hoạch xây dựng thì rất tốt nhưng chúng ta chưa làm được vì đang còn nghiên cứu, vì vậy cần tạm thời đưa nội dung quy hoạch vào luật này để tránh khoảng trống pháp lý”. Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM), ở các nước vấn đề không phải là cấp phép xây dựng mà là quy hoạch. Thậm chí người ta đăng ký xây dựng thôi chứ không xin phép, nhưng khi xây dựng thì phải tuân thủ quy hoạch. “Tôi đề nghị quy định rõ thế nào là quy hoạch chi tiết. Ở Thượng Hải, Singapore người ta quy hoạch rõ thửa đất nào, vị trí nào được xây bao nhiêu tầng. Còn ở ta thì quy định đang tạo kẽ hở cho người ta chạy tầng, người ta mua đất xong mới bắt đầu chạy giấy phép để được xây dựng bao nhiêu tầng, chạy mật độ. Luật này nếu ban hành chúng ta có khóa được các lỗ hổng chạy quy hoạch, chạy giấy phép và nhiêu khê về thủ tục không?” - ông Lịch nêu vấn đề.
Ông Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN - đề nghị: “Trong trường hợp có quy hoạch chi tiết rồi, có quy định về thiết kế kiến trúc đô thị rồi thì không cần phải xin giấy phép xây dựng, chỉ cần đăng ký xây dựng”. Tuy nhiên, đại biểu Lê Như Tiến cho rằng “hiện nay có cấp phép mà tình trạng xây dựng ở nhiều nơi vẫn hỗn loạn, nếu bỏ việc cấp phép thì lại càng hỗn loạn. Việc cấp phép phải được duy trì, quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên phải cải cách thủ tục hành chính để người dân thuận tiện trong xin giấy phép xây dựng”.
Không có lợi nhuận thì ai mở văn phòng công chứng? Góp ý dự thảo Luật công chứng (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung công chứng bản dịch, chịu trách nhiệm nội dung phải là người dịch, còn công chứng viên chỉ chịu trách nhiệm về hình thức. Liên quan đến việc nên hay không quy định công chứng là hoạt động dịch vụ công phi lợi nhuận, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói “không có lợi nhuận thì không ai làm”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận