Phóng to |
Bảo tàng Quang Trung - nơi thờ các thủ lĩnh cùng các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn - Ảnh: N.TRẦN |
Phóng to |
Du khách tham quan Tháp Đôi (ở đường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn) nằm trong hệ thống tháp Chăm của Bình Định - Ảnh: N.TRẦN |
Bình Định trong lịch sử từng là kinh đô Vijaya của vương quốc Champa từ thế kỷ 11-15. Trong 5 thế kỷ đó, người Chăm đã để lại trên đất Bình Định nhiều di sản văn hóa vô giá, đặc biệt là hệ thống tháp Chăm. Trong số trên 20 cụm tháp Chăm hiện còn trên cả nước, Bình Định là tỉnh có số lượng nhiều nhất với 8 cụm tháp, với 14 tháp tập trung ở các địa phương: Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn và TP Quy Nhơn.
Phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong vòng 18 năm (1771-1789), phong trào đã liên tiếp đánh bại cả ba tập đoàn phong kiến phản động: Nguyễn, Trịnh, Lê, đánh tan 5 vạn quân Xiêm, 29 vạn quân Thanh xâm lược, thống nhất giang sơn về một mối.
Là quê hương nơi phát tích của phong trào, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhiều di tích liên quan đến phong trào nông dân Tây Sơn: điện thờ Tây Sơn - nơi thờ các thủ lĩnh cùng các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn, thành Hoàng đế - kinh đô đầu tiên của vương triều Tây Sơn, khu tâm linh Đàn tế trời đất - nơi anh em Tây Sơn lập đàn tế trời đất để nhận ấn kiếm và cầu trời đất trước khi khởi binh dựng nghiệp, di tích Gò Găng - quê mẹ của các thủ lĩnh nghĩa quân Tây Sơn, từ đường Bùi Thị Xuân, từ đường Võ Văn Dũng, lăng mộ hiển tổ khảo Tây Sơn tam kiệt…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận