![]() |
Bác sĩ khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh: Minh Đức |
Đề xuất do Viện Pasteur TP.HCM và dự án nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua hành vi rửa tay đưa ra và đã có một nhà sản xuất đồng ý hỗ trợ.
Mầm bệnh lây lan nhiều từ gia đình
TP.HCM: 7.025 ca nhiễm tay chân miệng Theo số liệu thống kê của Viện Pasteur TP.HCM, TP.HCM là địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam với 7.025 ca, kế đến là Đồng Nai 3.413 ca và Đồng Tháp 2.015 ca. Các tỉnh, thành có số ca tử vong cao tại khu vực là TP.HCM (22 ca), Đồng Nai (16 ca) và Bình Dương (8 ca). Tại khu vực phía Nam, bệnh tay chân miệng ở nam giới chiếm 59,9% và nhóm dưới 2 tuổi chiếm gần 80%. |
Ông Phu cũng thông tin qua tham gia đoàn giám sát dịch tay chân miệng thì thấy dịch lây lan tại các gia đình nhiều hơn tại trường học.
Ông Phu cho rằng các bà mẹ có thể mang mầm bệnh, xử lý vệ sinh tại nhà không sạch sẽ khiến mầm bệnh có thể lây truyền sang trẻ em. Trong trường hợp này xử lý hóa chất hiệu quả không cao bằng vệ sinh môi trường và xử lý chất thải đúng quy trình tại nhà.
Trước đây thông điệp về rửa tay bằng xà phòng chưa hướng đến nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhưng do tình hình hiện tại, Cục Quản lý môi trường y tế sẽ bổ sung thông điệp, nhấn mạnh đến việc rửa tay thường xuyên cho bé để phòng dịch.
Các điều tra trước đó cho thấy chỉ 12% người dân rửa tay thường xuyên. Tại 10 địa phương có dự án phòng dịch thông qua hành vi rửa tay, tỉ lệ này nâng lên được 54%.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, về công tác phòng chống dịch tay chân miệng, hiện đã đầy đủ các loại văn bản, chính sách, kỹ thuật, phác đồ điều trị, nhưng số ca mắc, tử vong vẫn tăng, chứng tỏ hiệu quả phòng chống dịch chưa cao.
Ông Bình nhấn mạnh các địa phương cần tăng cường phát hiện và xử lý ổ dịch sớm, đồng thời bố trí ngân sách mua hóa chất tẩy trùng phòng dịch. Cho đến nay, Bộ Y tế đã cấp 15 tấn hóa chất cho các địa phương phòng chống dịch và địa phương khó khăn sẽ hỗ trợ theo nhu cầu.
Cha mẹ phải phòng bệnh cho con
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho rằng việc Bộ Y tế công bố dịch tay chân miệng rất cần thiết vì khi công bố dịch, hệ thống phòng chống dịch sẽ thực hiện bài bản hơn, mỗi người dân sẽ ý thức hơn trong việc phòng chống dịch bệnh này.
Các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ con vì trẻ còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự bảo vệ chính mình. Bệnh tay chân miệng chưa có văcxin phòng bệnh nhưng vẫn có thể phòng bệnh hiệu quả bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng cho cả trẻ và người chăm sóc trẻ.
Người chăm sóc trẻ cần rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi thay tã, mặc tã cho trẻ, sau khi dọn dẹp phân, nước tiểu của trẻ, trước khi chăm sóc một bé khác cũng phải rửa tay sạch. Khi ở bên ngoài về, muốn bồng bế, chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay. Rửa thật sạch đồ chơi, chén, muỗng, ly... uống nước của trẻ. Lau chùi, khử trùng sàn nhà, nhà vệ sinh bằng xà phòng hoặc chloramine khi có phân, nước tiểu của trẻ dây ra. Thực hiện ăn chín, uống sôi.
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cần cho nghỉ học và cách ly ở nhà, tránh lây bệnh cho những trẻ khác. Trong thời gian có dịch bệnh, bác sĩ Khanh khuyên nếu không có việc gì cần thiết không đưa trẻ đến nơi đông người để tránh bị lây bệnh.
Với những trẻ mắc bệnh, trong miệng có thể nổi bóng nước, do vậy nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, không nóng quá, tắm rửa cho trẻ bình thường. Trẻ mắc bệnh không nên đi bơi vì có thể là nguồn lây bệnh cho những trẻ khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận