16/07/2005 17:23 GMT+7

Để giảm thiểu "chảy máu" ngoại tệ khi du học

Theo Gia đình & Xã hội
Theo Gia đình & Xã hội

Trong khi chúng ta đang phải tìm mọi cách thu hút ngoại tệ bằng việc xuất khẩu từng thùng dầu, từng lô hàng thủy sản... thì mỗi năm chúng ta để mất tới hơn 300 triệu USD chảy ra nước ngoài thông qua hình thức du học. Sự ra đời của mô hình đào tạo liên thông có thể sẽ giải quyết được tình trạng này.

gpRbZCiW.jpgPhóng to

Học viên lớp cao học Quản trị kinh doanh do Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường Quản lý MSM (Hà Lan) hợp tác đào tạo

Trong khi chúng ta đang phải tìm mọi cách thu hút ngoại tệ bằng việc xuất khẩu từng thùng dầu, từng lô hàng thủy sản... thì mỗi năm chúng ta để mất tới hơn 300 triệu USD chảy ra nước ngoài thông qua hình thức du học. Sự ra đời của mô hình đào tạo liên thông có thể sẽ giải quyết được tình trạng này.

"Chảy máu" ngoại tệ

Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng hơn 40.000 sinh viên theo học các chương trình học bổng, du học bán phần và du học tự túc Australia đã từng hủy bỏ gần 200 visa của du học sinh Việt Nam vì phát hiện những sinh viên này không có mặt tại lớp học trong thời gian dài. Mỗi năm, du học tự túc nước ngoài làm chảy máu tới hơn 300 triệu USD ngoại tệ trong khi thực tế chất lượng không được bảo đảm chắc chắn. Trong khi đó, sinh viên học trong nước sau khi tốt nghiệp chưa có khả năng làm việc ngay.

Theo ông Đinh Trí Dũng (Phó Tổng Giám đốc Trung tâm đào tạo Quản trị Kinh doanh Việt Nam), có tới hơn 70% sinh viên trong ngành công nghệ thông tin ra trường không có khả năng đáp ứng công việc. Nguyên nhân do họ không được cập nhật thông tin liên tục, tốt nghiệp ra trường thì các kiến thức vừa học đã trở nên lạc hậu.

Giáo dục đại học Việt Nam đang tồn tại hai mâu thuẫn giữa nhu cầu học ngày càng tăng với khả năng hạn chế của hệ thống giáo dục và mâu thuẫn giữa đào tạo với khả năng sử dụng, thu hút nhân lực của nền kinh tế còn hạn chế. Giáo dục đại học Việt Nam đang phải chịu tác động của toàn câu hóa. Toàn cầu hóa thực tế không kèm theo sự bình đẳng, vì thế nếu không có giải pháp cụ thể trong quá trình hội nhập, sẽ dễ dàng bị thua ngay trên sân nhà.

Ước tính, với hơn 40.000 sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài, mỗi năm sẽ phải chi tới hơn 300 triệu USD cho đào tạo. Số sinh viên được Nhà nước cử đi học và tự xin được học bổng chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là các trường hợp du học tự túc. Các khu vực được sinh viên du học ưa thích nhất là Australia, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Anh, Singapore và gần đây hai quốc gia Trung Quốc và Nga cũng được quan tâm nhiều hơn. Các ngành nghề được lựa chọn nhiều nhất là Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh.

Du học liên thông, tiết kiệm ít nhất 20.000 USD

Những năm gần đây, hình thức đu học bán phần (một phần học tại Việt Nam, một phần học tại nước ngoài) đã khắc phục được các hạn chế mà hình thức du học toàn phần để lại như môi trường sống xa lạ, những cú sốc văn hóa, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ngân quỹ của từng gia đình.

Lợi thế lớn nhất của du học tại chỗ là giảm đáng kể chi phí học tập, sinh hoạt cho sinh viên khi lấy bằng cấp tại các trường đại học của Anh, Australia... Như lấy bằng Advance Diploma tại trường Box Hill Institute, tiền học phí và chi phí sinh hoạt trong hai năm mất khoảng 23.000 USD. Trong khi học tại Việt Nam chỉ phải chi 2.400 USD.

Bảo Long (sinh viên trường Đào tạo Quản trị kinh doanh Thames, 91B Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã đi du học ở Singapore nhưng khi biết Việt Nam có hệ thống liên thông quốc tế liền quay về nước tiếp tục khoá học tại trường Thames với mức chi phí chỉ còn 600 USD cho một khóa học thay vì 3.000 USD tại nước ngoài.

Trong thời gian học hai năm tại Thames Việt Nam, học viên có thể tham khảo chi tiết về tất cả các trường ĐH trong hệ thống liên thông của Thames toàn cầu để tiếp tục theo học, gồm 52 trường đại học danh tiếng như Salem International University (Mỹ), University Porthsmouth (Anh)...

Mô hình du học mới "2+l" (hai năm học trong nước, 1 năm học tại nước ngoài) tiết kiệm được ít nhất 20.000 USD chi phí cho ba năm học. Hệ thống trường học ảo IVC của Thames (Informatics Virlual Campus) kết nối Internet hoạt động 24/24 giờ sẽ giải quyết được tình trạng không cập nhật được kiến thức mới của hệ thống giáo dục Nhà nước hiện nay. Thông qua hệ thống này, sinh viên được cập nhật và trao đổi thông tin liên tục. Cơ hội việc làm cũng mở ra khi các thông tin tuyển dụng của các công ty đa quốc gia được thông báo liên tục trên trang web.

Theo ông Trần Quang Khải (Trưởng văn phòng đào tạo quốc tế ĐH Bách khoa), giáo trình của nước ngoài làm rất công phu và sát thực tế. Trong khi đó, các giáo trình kinh tế của Việt Nam quá lạc hậu, sinh viên các trường đại học chỉ được cập nhật kiến thức của những năm 70, thế kỷ 20. Vì vậy mô hình đào tạo liên thông không chỉ giải quyết được bài toán cập nhật thông tin mà còn là giải pháp hạn chế tối đa nguồn ngoại tệ bị chảy ra nước ngoài.

Theo Gia đình & Xã hội
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên