28/01/2006 04:07 GMT+7

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Vạn lý trường thành

KINH LUÂN (tổng hợp)
KINH LUÂN (tổng hợp)

TTO - Vạn lý trường thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ đông sang tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non (có nơi cao hơn 1.000 mét) và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Quốc.

Pv3UzW6E.jpgPhóng to
Một phần Vạn lý trường thành
TTO - Vạn lý trường thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ đông sang tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non (có nơi cao hơn 1.000 mét) và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Quốc.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Kim Tự Tháp CheopsĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà hát con sò SydneyĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà thờ thánh BasilĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Tượng nữ thần tự doBình chọn Kỳ quan thế giới mới: Hãy là một phần của lịch sử

Ban đầu trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nước nhỏ đã độc lập xây dựng các tường thành ở phương bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì ông cũng đã liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn lý trường thành.

Tuy nhiên Vạn lý trường thành thực sự được hoàn chỉnh là vào đời nhà Minh. Trong triều đại này, ngoài việc bảo quản 5.000 km tường đã xây trước đó, người ta đã xây thêm 1.000 km tường thành và nâng cấp Vạn lý trường thành 18 lần. Ngày nay, phần lớn những gì du khách có thể thấy được là phần tường thành do nhà Minh xây dựng.

Tường thành có độ cao trung bình là 8 mét, độ rộng trung bình ở phần đáy là 6,5 mét, còn phần thành lũy đi lại được là 5,7 mét. Do được xây dựng trong nhiều đời kéo dài trong suốt hơn 2.000 năm lại đi qua những vùng địa lý khác nhau nên vật liệu xây Vạn lý trường thành cũng thay đổi "xoành xoạch".

sCn9iPKm.jpgPhóng to
Vạch màu đỏ là vị trí của Vạn lý trường thành trong bản đồ Trung Quốc

Trong thời nhà Tần, khi vũ khí còn thô sơ, vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, sỏi và lúc này các pháo đài cũng chưa được bố trí. Đến thời Hán, đất và sỏi vẫn là vật liệu chính. Người ta sử dụng một khuôn gỗ hình viên gạch, lót lau liễu đỏ vào bên trong rồi cho vào hỗn hợp đất, sỏi nhuyễn. Khi hỗn hợp này khô, người ta lấy nó ra khỏi khuôn, tạo thành từng viên gạch.

Gạch, ngói và vôi chỉ xuất hiện vào giữa đời Minh, nhưng cũng hạn chế. Với lợi thế lý tính (khả năng chịu lực, dễ dàng vận chuyển và nhẹ) cộng với việc vũ khí sức công phá mạnh ra đời (thuốc súng đã bắt đầu được sử dụng), gạch dần dần trở thành thành phần chính của Vạn lý trường thành. Vào thời này người ta đã nung ra những viên gạch có kích thước và hình dáng khác nhau để khớp vào các vị trí đặc biệt.

nuYrNKxi.jpgPhóng to oCcXByVx.jpg
Đài canh được đặt dọc theo Vạn lý trường thành Các trạm để trữ thực phẩm và là doanh trại dọc theo Vạn lý trường thành. Các công trình này chủ yếu được xây dựng trong thời nhà Minh

Ngoài ra ở những nơi hiểm yếu người ta còn dùng đá cắt hình tam giác để xây phần móng và các lối ra vào xuyên qua thành.

Dọc theo Vạn lý trường thành là những đồn canh với nhiệm vụ thông báo khi thấy có quân địch. Theo quy định, một cột khói có nghĩa là quân địch ít hơn 500 lính, 2 cụm khói là quân địch ít hơn 3.000 lính. Cứ thế đồn này truyền đồn kia báo về trung tâm.

U8VBQfYY.jpgPhóng to srysHex2.jpg
Bên trong tháp canh Phần thành lũy có thể đi lại, duyệt binh....

Để hoàn thành được một công trình vĩ đại như vậy, đã biết bao nhiêu người bỏ mạng nơi đây. Trong thời Tần, để nối liền các bức tường riêng rẽ, 300.000 lính đã phải lao động cật lực trong vòng 10 năm. Sang đến đế chế Bắc Qi, để xây thêm 450 km tường thành, 1,8 triệu nhân công đã được sử dụng.

2DyE4FNa.jpgPhóng to
Vạn lý trường thành trong không gian hùng vĩ của núi rừng Trung Quốc

Quá trình xây dụng Vạn lý trường thành:

Thời Xuân Thu: (770 - 476 tr.CN) tường nước Qi.Thời Chiến Quốc: (475-221 trCN) -Bức tường đế chế Jianluo nhà Tần.-Bức tường Vua Zhao nhà Tần.-Bức tường nhà Ngụy.-Bức tường nhà Chu.-Bức tường nhà Yan.Thời nhà Tần (221 - 207 tr.CN): vạn lý trường thành nhà Tần (gọi là bức tường 10.000 dặm nhà Tần).Thời nhà Hán (206 tr.CN - 24 sau CN): tường nhà Hán và 2 lâu đài ở khu Nội Mông.Thời Bắc Ngụy (386 - 534 sau CN): tường nam nước Ngụy.Thời nhà Qi (550 - 557): tường bắc nhà Qi.Thời nhà Tùy (581 - 618): tường nhà Tùy.Thời nhà Liêu (916 - 1125): tường và hào nhà Liêu.Thời nhà Jin (1115 - 1234): hào nhà Jin.Thời nhà Minh (1368 - 1644): vạn lý trường thành nhà Minh.

KINH LUÂN (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên