12/04/2006 17:08 GMT+7

Để chia tay nhẹ nhàng

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo Lifestyle Magazine)
BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo Lifestyle Magazine)

TTO - “Chia tay” - cụm từ không mấy ai muốn sử dụng khi bắt đầu một mối quan hệ, đặc biệt khi mối quan hệ đó có quá nhiều tình cảm và kỷ niệm. Nhưng nếu bạn vẫn buộc mình nói lên câu này, hãy nhớ một câu khác:

xO4YYwAq.jpgPhóng to
TTO - “Chia tay” - cụm từ không mấy ai muốn sử dụng khi bắt đầu một mối quan hệ, đặc biệt khi mối quan hệ đó có quá nhiều tình cảm và kỷ niệm. Nhưng nếu bạn vẫn buộc mình nói lên câu này, hãy nhớ một câu khác:

“Chuyện gì đến tất sẽ đến”, đừng níu kéo hay tìm cách “lưu dấu” cho “kẻ kia” biết mặt, hãy để mọi việc diễn ra nhẹ nhàng bạn nhé. Nó sẽ giúp bạn thanh thản hơn và lớn khôn hơn.

1. Không níu kéo. Khi mọi thứ đã kết thúc (sau nhiều nỗ lực hàn gắn) thì cứ để nó diễn ra, đừng chần chừ, đừng cố đợi một tia hy vọng mỏng manh nào đấy… Tất cả chỉ tạo thêm sự bực bội, chịu đựng lẫn nhau mà thôi. Và có thể làm tăng lên cảm giác thù ghét sau này nữa.

2. Hãy chân thành. Đừng quanh co nói “tại, vì, bởi”… Thẳng thắn nêu lên lý do vì sao không thể tiếp tục mối quan hệ nữa và nhẹ nhàng xin lỗi. Điều này giúp người bị chia tay không cảm thấy có gì mờ ám và dẫn đến cảm giác bị xúc phạm. Thêm nữa, họ có thể biết ơn bạn vì đã chỉ ra những gì dẫn đến tình thế hiện tại, và họ sẽ cải thiện hơn trong mối quan hệ tiếp theo.

3. Đừng hỏi liệu có thể trở lại tình bạn sau khi chia tay? Cho dù trước đây hai bạn từng là đôi bạn thân nhất, trở lại “vạch xuất phát” không bao giờ như cũ cả.

4. Hãy để người bạn muốn chia tay nói. Việc này giúp cho cuộc chia tay trở nên nhẹ nhàng hơn, hai bên cầnhiểu rõ hơn lý do để cải thiện tốt hơn mối quan hệ sau này.

5. Đừng chia tay nơi đông người. Cho dù bạn cực kỳ chán ghét, nhưng việc chia tay ở nơi đông người là cả một sự “mất mặt”, sẽ tạo tiền đề cho sự thù hận, dĩ nhiên sẽ không có lợi cho bạn chút nào.

6. Hãy viết xuống những gì bạn cảm thấy cần phải chia tay. Việc mặt đối mặt sẽ có thể khiến bạn lúng túng và khó giải thích rành mạch. Vậy hãy viết một bức thư nêu rõ lý do, cảm xúc của bạn khi buộc phải chia tay, sau đó gởi trực tiếp đến đúng người cần nhận, đừng nhờ ai khác gởi giùm. Và sẵn sàng đợi “chất vấn”, song lúc này hẳn sẽ bình tĩnh hơn nhiều.

7. Nên bỏ qua cảm giác có lỗi. Như câu “bỏ thì thương, vương thì tội”, nếu bạn là người quyết định chia tay, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác có lỗi nhưng thường bạn sẽ lại cảm thấy khó chịu, bực dọc nhiều hơn nếu tiếp tục để cảm giác có lỗi ấy xâm chiếm. Do đó, một khi đã quyết định, đừng do dự!

8. Sau cùng nên chọn cách chia tay sao cho đúng với câu nói: “Điều gì bạn không muốn người khác làm với mình, thì đừng làm với người khác.”

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo Lifestyle Magazine)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên