Phóng to |
Đó là tình cảnh của hơn 200 sinh viên theo học chương trình đào tạo ĐH ngành công nghệ thông tin khóa 2007-2010 do Trường trung cấp Kỹ thuật công nghệ Nghệ An (SARA, TP Vinh, Nghệ An) liên kết với Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) tổ chức đào tạo.
Lập lờ để hút người học?
Năm 2005, khi SARA thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo ĐH ngành công nghệ thông tin thông qua xét học bạ trung học phổ thông, N.M.D. (quê Hà Tĩnh) liền đến trường này nộp hồ sơ xét tuyển. N.M.D. kể: “Đến đây tôi được các thầy cô tư vấn chương trình này học trong bốn năm, chia làm hai giai đoạn: học 18 tháng đầu được cấp bằng trung cấp kỹ thuật viên công nghệ thông tin, ai có nguyện vọng cấp bằng cử nhân công nghệ thông tin đăng ký học thêm hai năm rưỡi nữa để liên thông lên ĐH”.
"Chúng tôi quá tin họ nên đã xảy ra một số biểu hiện làm không chuẩn, lập lờ..." GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, SARA là trường trung cấp nhưng lại thông báo tuyển sinh ĐH và các chương trình liên kết đào tạo với các trường ĐH khác. Hiện tại trường này đang treo băngrôn thông báo tuyển sinh: “liên thông từ trung cấp lên CĐ, ĐH; đào tạo ĐH văn bằng hai...”. Đồng thời trên website của trường cũng đăng tải những thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo khá mập mờ. Điều đáng nói ở ngành công nghệ thông tin mà trường liên kết với Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) đào tạo hệ từ xa qua mạng không hề có thông tin nào về vấn đề này.
Quản không chặt
Giải thích vụ việc này, bà Trần Thị Thanh Thủy, phó hiệu trưởng SARA, cho biết từ khi ký hợp đồng liên kết đào tạo chương trình này với Trường ĐH Công nghệ thông tin nhà trường đã thay đổi đến ba hiệu trưởng. “Các hiệu trưởng mới không nói rõ chương trình đào tạo từ xa qua mạng nên trường chuyển sang dạy tập trung” - bà Thủy nói.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ thông tin khẳng định khi hợp tác tuyển sinh chương trình đào tạo từ xa qua mạng, nhà trường có gửi kèm những thông tin về chương trình đào tạo cho trường liên kết.
GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm, hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin, thừa nhận do nhà trường quản lý không chặt nên để xảy ra một số sai phạm tại đơn vị liên kết này. Ông Kiếm khẳng định sẽ chấm dứt hợp tác đào tạo với trường này. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm là sau khi xác định trách nhiệm của hai bên, ai sẽ đứng ra giải quyết những thiệt hại về thời gian, tiền bạc và công sức mà chương trình đã gây ra cho hơn 200 sinh viên chỉ vì những thông tin mập mờ?
Thông báo tuyển sinh liên thông CĐ, ĐH năm 2011 của Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn (ngày 16-5) cho biết trường này đang tuyển sinh “liên thông CĐ, ĐH” tám ngành. Tuy nhiên, trong đó trường chỉ công bố các môn thi của năm ngành học đầu, còn ba ngành cuối bỏ trống. Trong một thông báo khác trước đó, nhà trường cho biết sẽ tuyển sinh “liên thông CĐ lên ĐH hai ngành quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn”. Trường cung cấp nhiều thông tin liên quan nhưng lại không nói việc đào tạo liên thông được trường liên kết với ĐH nào. Theo nhân viên phụ trách tuyển sinh của trường, các ngành đào tạo liên thông từ bậc CĐ lên ĐH được nhà trường liên kết với Trường ĐH Văn Hiến và những ngành chưa công bố môn thi sẽ thông báo sau. Ông Nguyễn Quốc Hợp - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Văn Hiến - cho biết nhà trường chỉ hợp đồng với Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn liên kết đào tạo liên thông CĐ lên ĐH hai ngành quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận