![]() |
Khi dân y đi thi...
Được sử dụng tài liệu nhưng phải công khai!
Trước giờ thi lý thuyết môn giải phẫu, một cán bộ coi thi (là giảng viên “cực trẻ”) làm mặt nghiêm “cảnh báo” các SV: đề thi hôm nay rất “gần gũi” với các anh chị, cực kỳ dễ làm. Tất cả đều được mang tài liệu vào phòng thi nhưng tuyệt đối không được sử dụng.
Đề nghị tất cả các bạn “cất” kỹ tài liệu. Tuy nhiên, tôi cho phép bạn nào không thuộc bài được sử dụng tài liệu nhưng phải công khai, không được che đậy và khi sử dụng tài liệu phải cho người khác xem...
Cả phòng la ó, vui mừng... Sau đó đợi các SV im lặng, cán bộ coi thi lại tiếp: Các anh chị nghe cho rõ đề nhé! Đề thi là... vẽ cấu tạo ruột già ở người! Nghe xong đề SV trong phòng thi té xỉu! Mặt mày xanh lè xanh lét hết!
Không ăn nội tạng!
Sau giờ thi thực tập môn giải phẫu, một nữ SV khoa y đói bụng cồn cào... Cô nàng đi tìm một quán ăn gần đó, cơm thì nuốt không trôi nên nàng ghé vào quán cháo ở cạnh trường để mua một tô cháo trắng “nạp năng lượng”.
Khổ nỗi quán bán sạch trơn cháo trắng, hột vịt muối, vịt, gà... chỉ còn mỗi thứ “ghét của nào trời trao của đó”: cháo lòng. Nhìn những bộ đồ lòng, tim, gan... bày ê hề y bóc lúc ở... phòng thi, nàng định đi ra, nhưng nhìn quanh thấy “phong cảnh đìu hiu” nàng đành “ngậm ngùi” quay trở lại quán ăn.
Nàng nói với chủ quán: “Cô ơi bán một tô cháo đừng bỏ nội tạng, cháu không ăn được đấy!”.
“SV ngoại” thi vấn đáp...
Ăn thế nào thì điểm thế ấy! Trung và Huỳnh vừa gọi hai tô mì gói trong căngtin thì đến giờ thi. Trung lật đật vào phòng thi, bỏ cả tô mì. Huỳnh ung dung “quất” cả hai và vào thi trễ 10 phút. Kết quả là Trung điểm 4 và Huỳnh điểm 8! Trung hỏi Huỳnh bí quyết, Huỳnh cười: tớ ứng dụng bài học vật chất quyết định, có thực mới vực được đạo, còn cậu thì ngược lại! Tớ ăn gấp đôi thì điểm gấp đôi! Đúng là ăn như thế nào thì điểm như thế ấy!
|
- Thầy hỏi gì? Phải trả lời sao?
SV VN “truyền nghề”:
- Cứ trả lời đúng 3 câu là đậu chắc! Năm 1917 (câu hỏi: Cách mạng tháng 10 Nga thành công năm nào?), Lênin (Ai lãnh đạo cách mạng tháng 10 Nga thành công?) và Chủ nghĩa duy vật nói không, người dân thường nói có còn khoa học đang đi trong quá trình nghiên cứu (Ma quỷ có hay không?).
Đến lúc vào phòng thi, thầy giáo hỏi:
- Bạn sinh năm nào?
Run, chưa kịp trấn tĩnh, chàng liền “xổ”:
- Thưa thầy, năm 1917.
Thầy giáo: ??? Bạn tên gì?
- Dạ, Lênin...
Thầy giáo không nhịn cười được hỏi tiếp:
- Bạn có hiểu tiếng Việt, có học bài không? Hay đang bị bệnh gì?...
- Chủ nghĩa duy vật nói không, người dân thường nói có, còn khoa học đang trong quá trình nghiên cứu...
Công nghệ "cọp" 2003
![]() |
- Kiểu 1: thế giới trong lòng bàn tay: photo tài liệu cực nhỏ.
- Kiểu 2: trong suốt đến khó tin: photo tài liệu trên giấy mi-ca trong suốt.
- Kiểu 3: cánh tay bạn chính là lợi thế: viết chữ lên da (tay).
- Kiểu 4: tận dụng mặt bàn - áp dụng cho các công thức toán, lý, hóa.
- Kiểu 5: bạn hay dùng khăn giấy chứ? Có luôn công nghệ viết chữ lên khăn giấy. Bảo đảm an toàn.
- Kiểu 6: viết các mốc sự kiện lịch sử... lên đùi (lựa những chiếc quần mô đen rằn ri, vằn vện sẽ dễ thao tác!)
Nhật ký mùa thi
Nỗi lòng đi thi...
![]() |
Giờ thi là 7 giờ 15 phút nhưng đợi mãi chẳng có ai vô coi thi cũng như “ra đề”. Lớp trưởng gọi điện thoại thì không gặp được thầy. Nghe một cô ở văn phòng nói rằng 10 giờ thầy mới đến, mà cũng không biết chính xác thầy có vào lớp hay không.
Cả lớp cứ thế ngồi đợi thầy để “chính thức biết đề làm bài”. Nói vậy là bởi vì tất cả SV đều đã biết trước phải làm gì, chỉ chờ thầy vào cho bốc thăm rồi “chép bài”. Khoảng 9 giờ thì cô ở văn phòng lúc nãy vào “canh thi”, lớp tự tổ chức bốc thăm rồi bắt đầu... chép bài làm.
Khổ nỗi lúc làm đề tài thuyết trình thì không phải thầy nghe mà nhờ một người khác đến nghe giùm. Suốt thời gian học, thầy chỉ lên lớp vài buổi đầu, sau đó lớp thuyết trình cho “người khác” nghe, không hề được gút lại đề tài cũng như nhận xét xem thuyết trình có đúng hay không. Ngay cả buổi học cuối cùng lớp hẹn gặp thầy để ôn bài thì cũng phải chờ đợi và cuối cùng phải ra về vì thầy không đến!
Lý do? Đề thi là các bài đã thuyết trình trước đó, các nhóm chỉ cần tóm tắt lại cho ngắn bớt rồi chia nhau chép vào (dĩ nhiên là không chép lại đề tài nhóm mình đã thuyết trình). Điểm thi cũng được cho theo nhóm. Thi không cần học bài mà vẫn đạt điểm cao (học kỳ trước cũng học thầy này, lớp tôi được toàn 9, 10 điểm).
Học và thi kiểu này quả là tội nghiệp SV chúng mình quá trời!
Dạy một đằng thi một nẻo
![]() |
Trường hợp thứ nhất là ở đề thi môn toán cao cấp C1. Sau khi đọc đề bài, tất cả các SV đều chống cằm, gãi đầu, cắn bút vì hổng biết mình thi có lộn phòng không? Những cái nằm trong đề thi hoàn toàn lạ hoắc, mới nhìn thấy lần... đầu trong đời!
Trước sự khiếu nại rần rần của SV, nhà trường đã hủy bỏ ngay kỳ thi này và tổ chức thi lại sau đó hai tuần! Trường hợp thứ hai là môn kinh tế chính trị. Sau khi đã có kết quả thi lần thứ nhất và kết quả thi lần hai của những SV thi rớt lần một, nhà trường đã phăm phăm hủy bỏ kết quả hai kỳ thi này và tổ chức thi lần ba với lý do đề thi không nằm trong chương trình học (!).
Nguyên nhân xảy ra “sự cố” này là do các giảng viên ở Học viện tít ngoài Hà Nội (những người chịu trách nhiệm ra đề) không nắm được các giảng viên ở Học viện tại TP.HCM đã dạy những gì!? Sự cố này khiến SV là người lãnh đủ. Cứ mỗi lần bước vào phòng thi là không khỏi nơm nớp lo sợ có hủy bỏ kỳ thi này hay không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận