Phóng to |
* Trong công việc, tiến sĩ có gặp những trường hợp phụ huynh - con cái xung đột vì con cảm thấy bị cha mẹ "lồng kiếng"?
- Một học sinh nam lớp 8 phải nhất nhất thực hiện theo thời khóa biểu do mẹ lên. Em cảm thấy tù túng quá nên một hôm tự ý thay đổi giờ xem phim truyền hình từ buổi tối sang buổi trưa. Phát hiện điều này, người mẹ giận không nói chuyện với con suốt một tuần. Em thấy bứt rứt, có lỗi nhưng cũng rất ấm ức khi phải sống theo ý mẹ.
* Tiến sĩ đánh giá thế nào về hiện tượng cha mẹ “lồng kiếng” con hiện nay?
- Hiện nay, nhiều phụ huynh có xu hướng sinh ít con và đầu tư cho con theo mong ước, nguyện vọng của bản thân hơn là theo sở thích, năng lực của con.
Việc "lồng kiếng" con sẽ gây thiệt hại cho con và cho cả gia đình. Con chậm trưởng thành, sống ỷ lại, lệ thuộc cha mẹ, thiếu kỹ năng tự lập, ứng phó với cuộc sống, dễ thất bại, khó thành công, khó hạnh phúc, thường tự dằn vặt không xứng đáng với sự chăm lo của cha mẹ hoặc trách cha mẹ khiến mình trở nên yếu kém. Khi con lập gia đình, con sẽ gây phiền toái cho bạn đời vì tính “trẻ con” khiến bạn đời phải “cưu mang”.
Cha mẹ cũng sẽ mệt nhọc vì phải lo toan cho con ngay cả khi con lớn; sẽ dễ thất vọng khi con yếu kém, trách bản thân cư xử sai lầm với con hoặc trách con không chịu trưởng thành.
Việc bảo bọc con không có tác dụng bền vững vì không thể bên cạnh con mọi lúc, mọi nơi.
"Để giúp con an toàn, cha mẹ cần trang bị kỹ năng sống cho con trong những sinh hoạt hàng ngày, hướng dẫn con cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, tự quyết định, tự ứng phó. Sự giáo dục của cha mẹ thành công là khi con có khả năng tự giáo dục" - tiến sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng.
* Tuổi Trẻ Online đã thực hiện khảo sát nhỏ, với câu hỏi với câu hỏi: Nếu bị cha mẹ "lồng kiếng", bạn sẽ?Tính đến ngày 21-10, có 2.180 lượt bạn đọc tham gia khảo sát, trong đó, 800 cho rằng lúc đầu thì vui nhưng về sau có thể là "thảm họa", 560 cho biết sẽ vùng lên quyết liệt, 280 cảm thấy hạnh phúc khi được cha mẹ bảo bọc tuyệt đối và 520 có ý kiến khác. Tiến sĩ nhận xét gì về kết quả này?
- Kết quả cho thấy đa số con cái không thích bị "lồng kiếng" và nhận ra những bất lợi khi bị như vậy.
Vùng lên quyết liệt không phải là “thượng sách” vì sẽ làm quan hệ cha mẹ - con bất ổn. Người cho rằng được lồng kiếng là hạnh phúc sẽ dễ sống lệ thuộc, chậm trưởng thành.
* Khi con “vùng lên” đòi “tự do”, cha mẹ nên ứng xử thế nào?
- Cha mẹ nên tạo cơ hội cho con bày tỏ mong muốn, tìm hiểu nguyên nhân sự việc, bàn bạc hướng điều chỉnh để con thấy không cần “vùng vẫy” nữa, yêu cầu con chứng tỏ khả năng sống “tự do”, tự chịu trách nhiệm và đừng quên hỗ trợ con tổ chức cuộc sống “tự do”. Nếu con không đủ sức sống "tự do", hãy thông cảm, giúp con rút kinh nghiệm, rèn luyện.
Cha mẹ thường cho rằng mình làm thế vì thương con, muốn con được an toàn và nghĩ rằng con hiểu điều đó. Vì vậy khi con "vùng lên", cha mẹ sẽ ngạc nhiên, buồn bực, cho rằng con bất hiếu. Nhất là khi bản thân họ từng bị “bề trên” “lồng kiếng” nhưng đã chấp nhận chứ không phản kháng.
* Bạn trẻ nên làm thì khi thấy bị “cha mẹ lồng kiếng”?
- Hãy tỏ ra thấu hiểu tình thương của cha mẹ, mạnh dạn trình bày với cha mẹ những khó khăn khi bị “lồng kiếng”, những mục tiêu phấn đấu, chứng tỏ khả năng tự lập. Các bạn cũng có thể nhờ người khác thuyết phục cha mẹ chấm dứt “lồng kiếng” mình.
* Trân trọng cảm ơn tiến sĩ vì cuộc trao đổi này!
Nếu bị cha mẹ "lồng kiếng", bạn sẽ:
Cảm thấy hạnh phúc khi được cha mẹ bảo bọc tuyệt đối Lúc đầu thì vui nhưng về sau có thể là "thảm họa" Sẽ vùng lên quyết liệt Ý kiến khác
|
"Lồng kiếng" con từ bên kia Trái đấtXin "nới lồng" cho con được yêuXin ba mẹ đừng "lồng kiếng" con!Thương yêu con theo cách để con trưởng thànhMẹ ơi, đừng làm “vệ sĩ” của con!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận