06/01/2013 07:20 GMT+7

Đầu tư đặc biệt cho bốn môn Olympic

K.XUÂN thực hiện
K.XUÂN thực hiện

TT - Để chuẩn bị cho Asiad 18 năm 2019 diễn ra tại Hà Nội, Tổng cục TDTT đang xây dựng đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho Asiad 18 năm 2019”.

TT - Để chuẩn bị cho Asiad 18 năm 2019 diễn ra tại Hà Nội, Tổng cục TDTT đang xây dựng đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho Asiad 18 năm 2019”.

Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Lâm Quang Thành - phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - về đề án này.

Ông Thành cho biết: “Chuẩn bị lực lượng VĐV là nhiệm vụ quan trọng nhất khi VN tổ chức Asiad năm 2019. Vì vậy, Bộ VH-TT&DL đã có quyết định phê duyệt danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2013, trong đó có đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho Asiad 18 năm 2019”. Tổng cục TDTT được giao nhiệm vụ xây dựng đề án này và sau khi hoàn thành, đề án sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhiều cấp, ban ngành và công luận. Dự kiến đến tháng 9 sẽ hoàn thiện trình Chính phủ. Nếu được phê duyệt, tháng 1-2014 chương trình sẽ được thực hiện.

* Những nội dung chính của đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho Asiad 18 năm 2019” là gì, thưa ông?

- Đề án có những nội dung chủ yếu: tập trung rà soát các hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu của tất cả các tỉnh thành, ngành, từ đó sàng lọc lực lượng VĐV trẻ, thậm chí giám định tất cả các VĐV ở các đội tuyển trẻ đang được tập huấn hiện nay. Đề án lấy mốc Olympic trẻ năm 2014 tại Nam Kinh (Trung Quốc) và các giải trẻ, các kỳ SEA Games ở những năm sau để tuyển chọn chính thức các VĐV trẻ tài năng chuẩn bị cho Asiad năm 2019. Muốn thực hiện được điều này cần phải đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo VĐV, nhằm tạo bước đột phá về thành tích thể thao thành tích cao cho đến năm 2020.

* Trong đề án này, những môn nào được đầu tư trọng điểm cho Asiad và Olympic trong tổng số 28 môn Olympic hiện nay?

- Đề án dự kiến chia các môn thể thao hiện nay thành sáu nhóm theo vị trí từ 1 đến 6 để phân cấp đầu tư và có kế hoạch riêng cho từng nhóm. Nhóm trọng điểm số 1 được gọi là nhóm SAO (viết tắt của SEA Games, Asiad, Olympic) gồm bốn môn: bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ, taekwondo, sẽ là những môn được đầu tư lớn nhất để có thể giành HCV ở ba đại hội trên. Nhóm 2 là nhóm SAQ (giành huy chương SEA Games, Asiad và đạt chuẩn Olympic) gồm: điền kinh, bơi lội, vật, judo, boxing... Nhóm 3 là nhóm SA (huy chương SEA Games, Asiad) gồm: karatedo, wushu, cầu mây...

Nhóm 4 là nhóm SEA (HCV SEA Games) gồm: cờ vua, pencak silat, billiards & snooker, rowing, canoeing, thể hình, vovinam, muay, sport aerobic... Nhóm 5 là nhóm SPO (nhóm tiềm năng), bao gồm các môn: đấu kiếm, bắn cung, nhảy cầu, xe đạp. Nhóm này sẽ có kế hoạch đầu tư riêng với sự hỗ trợ của các nước mạnh. Nhóm 6 là nhóm SPEX (nhóm nỗ lực), tức là nhóm của các môn còn có khoảng cách lớn so với trình độ thế giới gồm: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt... Nhóm trọng điểm được tập trung mọi nguồn lực chính là nhóm SAO, nhóm SAQ và một số môn nhóm SA.

* Khi VN giành quyền đăng cai Asiad năm 2019, có một số nhà hoạch định thể thao cho rằng sẽ đưa các môn như đá cầu, cờ, vovinam vào đại hội để giành HCV. Trong đề án trên, những môn này có vị trí như thế nào?

- Vấn đề quan trọng ở đây là những VĐV giành huy chương và HCV Asiad sẽ là cơ sở nền tảng cho việc giành huy chương tại Olympic. Do vậy trong khi xây dựng đề án này cần phải tập trung cho các môn Olympic. Còn trong trường hợp, tình huống cụ thể một số môn không phải là môn Olympic nhưng có thể giành HCV tại Asiad 2019 thì chúng ta sẽ có kế hoạch riêng.

* Việc đầu tư trọng điểm như đề án đề ra sẽ được thực hiện ra sao?

- Ngành thể thao ý thức rõ không thể đầu tư dàn trải cho tất cả các môn như trước. Vì vậy, nếu muốn có thành tích trong bối cảnh nguồn lực tài chính không đủ thì chỉ còn cách đầu tư môn trọng điểm, nội dung trọng điểm và các VĐV trọng điểm.

* Nhóm các môn SAO và SAQ sẽ được đầu tư đặc biệt như thế nào?

- Hiện cả nước có trên 10.000 VĐV trẻ và năng khiếu đang được đào tạo ở các tỉnh thành, ngành. Trong số đó có thể tìm kiếm, chọn lọc để có những VĐV tốt nhất. Các VĐV tốt nhất sẽ được đầu tư đặc biệt từ công tác quản lý, áp dụng kỹ thuật cao vào tập luyện, dinh dưỡng đặc biệt, tâm lý, giáo dục, kiểm tra y sinh học trong tập luyện và thi đấu, hồi phục...

* Từ trước đến nay chọn VĐV lên đội tuyển thường xảy ra những tiêu cực. Đề án sẽ loại trừ việc này thế nào?

- Hiện tượng "quân anh, quân tôi" khi tuyển chọn sẽ bị dẹp bỏ khi đề án được triển khai bởi: 1- Khi VĐV được chọn sẽ được đưa thông tin cá nhân, thông số thể chất lên mạng để người dân được biết. 2- Hiện nay Tổng cục TDTT đang xây dựng thông tư kiểm tra, đánh giá VĐV. Khi thông tư này ra đời, các VĐV được tuyển chọn lên các đội tuyển đều được giám định khoa học để biết rõ các thông số cơ thể, tố chất của VĐV. Với những thông tin này, chắc chắn không còn chuyện tuyển chọn bừa bãi.

Phải gồng mình chống tiêu cực trong bóng đá

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh với Tổng cục TDTT, tại hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành thể thao sáng 5-1. Ông Hoàng Tuấn Anh cho biết Bộ VH-TT&DL đồng thuận với Tổng cục TDTT yêu cầu tổ chức đại hội LĐBĐ VN sớm vào tháng 6-2013 để củng cố bộ máy của liên đoàn.

K.XUÂN thực hiện

K.XUÂN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên