Teaser phim Thi Mai
Đạo diễn Patricia Ferreira đã có 5 tuần trải nghiệm giao thông ở Việt Nam, được làm việc trên cánh đồng lúa ở Việt Nam.
Tuổi Trẻ Online đã trò chuyện với bà nhân khai mạc Liên hoan phim Tây Ban Nha.
* Phim Thị Mai có hình ảnh 3 người phụ nữ Tây Ban Nha mặc áo chống nắng kiểu ‘ninja’ của phụ nữ Việt. Đó có phải ấn tượng đầu tiên của bà khi đến Việt Nam hay không?
Liên hoan Tây Ban Nha diễn ra từ ngày 17 đến 22-10 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia - Hà Nội.
Phim Thị Mai sẽ được chiếu mở màn vào tối 18-10.
- Đó không phải ấn tượng đầu tiên đâu, lần thứ 3 đến tôi mới chú ý đến điều đó. Sau đó tôi mới biết mọi người làm thế vì không khí quá ô nhiễm.
Chi tiết này ban đầu không hề có trong kịch bản, nhưng khi đến đây, chúng tôi mới nghĩ chi tiết này có thể tạo nên sự hài hước cho bộ phim.
Trước khi chúng tôi quyết định làm bộ phim này, tôi chưa có dịp thăm Việt Nam, chúng tôi chỉ sang đây khi chúng tôi lựa chọn bối cảnh.
Nhưng tôi đã biết đến Việt Nam trước đó vì có nhiều bạn bè, họ hàng, người quen đến du lịch ở Việt Nam.
Khi trở về họ đã kể chuyện rất nhiều, tôi cũng muốn đến thử xem sao. Đó là một trong lý do tôi chọn Việt Nam để thực hiện bộ phim này.
Ba nữ diễn viên Tây Ban Nha mặc áo chống nắng của phụ nữ Việt Nam
Tóm tắt nội dung phim Thị Mai
Khi phát hiện cô con gái quá cố của mình đang làm thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam, bà Carmen nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm với đứa trẻ.
Cùng với hai bà bạn thân thiết của mình, Carmen đã bay sang Việt Nam.
Ở đây họ lạc vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ.
Họ gặp rất điều mới lạ trong cuộc hành trình này.
Bộ phim hài Thị Mai có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng của hai nước: Carmen Machi, Aitana Sánchez- Gijón, Adriana Ozores, Daniel Rovira, Chiều Xuân, Mạnh Cường, Bùi Bài Bình...
* Chi tiết áo chống nắng do đoàn làm phim Tây Ban Nha tự phát hiện hay là có sự tư vấn của đội ngũ Việt Nam?
- Đó là ý tưởng của chúng tôi vì chúng tôi nghĩ điều đó rất hài hước.
Với cảnh quay nhân vật chính lạc giữa một cánh đồng lúa chúng tôi đã được đội ngũ Việt Nam tư vấn.
Trong kịch bản chúng tôi tưởng tượng đó là một cánh đồng lúa xanh, nhưng lại đến vào thời điểm lúa đã gặt hết rồi.
Ê-kíp tại Việt Nam đã giúp chúng tôi tìm một cánh đồng chưa gặt, đàm phán với những người nông dân để chúng tôi quay xong rồi mới gặt.
* Phim này ban đầu dự tính lấy bối cảnh ở Trung Quốc, nhưng sau đó chuyển sang Việt Nam. Khi thay đổi bối cảnh, nội dung có phải thay đổi nhiều không, thưa bà?
- Thực ra đầu tiên chúng tôi lựa chọn Trung Quốc vì họ có nền công nghiệp điện ảnh phát triển nhất thế giới, quay phim rất tiện lợi.
Trong quá trình tìm hiểu tôi lại thấy có rất nhiều khó khăn nên đã bỏ ý định. Sau đó chúng tôi quyết định chọn Việt Nam.
Cầu Long Biên Hà Nội xuất hiện trong phim "Thị Mai"
* Được biết phim có nhiều cảnh quay ở đường phố Việt Nam. Bà có sợ giao thông Việt Nam hay không?
- Đến Việt Nam tôi rất ấn tượng với giao thông Việt Nam. Một thời gian ngắn tôi đã quen và hiểu luồng giao thông này vận động theo một quy luật nào đó.
Quay phim trên đường phố tôi không gặp khó khăn gì cả vì người dân rất thân thiện. Khi chúng tôi nhờ họ tránh ra xa hoặc không nhìn vào máy quay họ đều thực hiện.
* Phim đã quay ở Việt Nam bao ngày, ê-kíp có bị áp lực thời gian không?
- Chúng tôi có 2 tháng chuẩn bị và 5 tuần để thực hiện các cảnh quay tại Việt Nam. Đoàn làm phim Tây Ban Nha rất vui vẻ, thích thú khi làm việc ở đây.
"Thị Mai" là hành trình đầy thú vị của 3 phụ nữ Tây Ban Nha tại Việt Nam
* Đoàn thích nghi thời tiết thế nào?
- Làm quen với môi trường, khí hậu của vùng đất mới, với đồ ăn mới là việc không tách rời của nghề này.
Khi sang đây chúng tôi thấy có sự khác biệt, nhưng chúng tôi nhanh chóng thích nghi. Bởi ngay từ đầu chúng tôi đã muốn được sang đất nước các bạn rồi.
* Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận